Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyệt Thừa Phù là một huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, có mối liên hệ trực tiếp với dây thần kinh hông và chi dưới. Vậy huyệt Thừa Phù nằm ở đâu, công dụng và cách tác động như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Trên cơ thể con người có tới 108 đại huyệt, trong đó huyệt Thừa Phù là huyệt vị nằm trên hệ thống đường kinh mạch có nhiều vai trò đối với sức khỏe. Việc hiểu rõ về huyệt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý. Bên cạnh đó, biết cách tác động đến huyệt hiệu quả cũng là yếu tố cốt lõi giúp cải thiện sức khỏe.
Huyệt Thừa Phù còn được gọi với một số cái tên khác như Phù Thừa, Phò Thừa, Âm Quang, Bì Bộ, Nhục Kích,... Theo Trung Y Cương Mục, tên huyệt dùng để chỉ huyệt nằm ở vị trí tiếp xúc với chi dưới khi cơ thể chuyển động (“Thừa” nghĩa là tiếp nhận, “Phù” ý chỉ vị trí tiếp xúc với cơ thể).
Thừa Phù huyệt có xuất từ Giáp Ất Kinh, là huyệt vị thứ 36 của kinh Bàng Quang. Đây là huyệt vị chủ trị các chứng bệnh ở vùng thắt lưng, chi dưới và hậu môn hiệu quả.
Huyệt nằm tại vùng mông, ở nếp giữa lằn chỉ mông, hay chính là ụ ngồi của xương chậu. Về mặt giải phẫu, thần kinh vận động cơ bao gồm các nhánh của dây thần kinh hông và các nhánh của dây thần kinh bịt. Da vùng huyệt chịu chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Để xác định chính xác vị trí huyệt, có thể thực hiện như sau:
Theo y học cổ truyền, huyệt có công dụng khu phong, chỉ thống, thư cân, hoạt lạc. Huyệt giúp chế ngự các cơn đau nhức, căng cứng cơ từ khu vực trong đùi đến âm bộ, hồi phục các sợi cơ bị tổn thương. Cụ thể, huyệt giúp điều trị hiệu quả các chứng bệnh ở vùng chi dưới và hậu môn như đau thần kinh tọa, liệt chi dưới, trĩ, đại tiện và tiểu tiện khó khăn,...
Nếu bị đau chân, ấn nhẹ lên nếp nhăn dưới mông sẽ cảm nhận thấy 1 điểm tê cứng (do mông làm việc hết sức để bảo vệ cho chân bị đau). Trường hợp này chỉ cần day bấm hoặc châm cứu huyệt sẽ giúp giãn cơ, giải tỏa sự tê cứng và làm giảm các cơn đau cho người bệnh.
Bên cạnh sử dụng huyệt độc lập, có thể phối huyệt Thừa Phù với các huyệt đạo khác để tăng hiệu quả điều trị như:
Đây là hình thức được nhiều người áp dụng nhất bởi sự an toàn và dễ thực hiện. Bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, khơi thông những vị trí tắc nghẽn và giúp điều chỉnh những rối loạn để cơ thể tự chữa lành từ bên trong.
Cách thực hiện:
Lưu ý: Ban đầu khi bấm huyệt sẽ có cảm giác tê tức, khó chịu từ phần mông lan tới bàn chân. Tuy nhiên sau khoảng 1 phút cảm giác này sẽ dần biến mất.
Châm cứu có khả năng tác động sâu vào huyệt vị nên đem lại hiệu quả trị liệu cao hơn so với bấm huyệt. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật phức tạp nên cần được thực hiện bởi các thầy thuốc có chuyên môn, tay nghề cao.
Cách thực hiện:
Lưu ý: Khi thực hiện, tại chỗ sẽ có cảm giác căng tức hoặc tê như điện giật lan xuống bàn chân. Châm cứu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật khi các thao tác được thực hiện dứt khoát, người bệnh không bị quá đau nhức hay chảy máu.
Đắp thuốc lên huyệt Thừa Phù cũng có thể giúp điều trị một số chứng bệnh khác nhau, nhưng cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả. Thuốc để đắp có thể là các loại thảo dược tự nhiên, các vị thuốc Đông y nổi tiếng như ngải cứu, thiên niên kiện, sinh khương,... Để thực hiện, chỉ cần giã thảo dược ra và đắp lên huyệt đạo, quấn băng trong vài giờ đồng hồ là được.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về huyệt Thừa Phù - một huyệt vị có khả năng điều trị tốt nhiều chứng bệnh. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể lựa chọn và áp dụng được phương pháp tác động lên huyệt phù hợp để chăm sóc và cải thiện sức khỏe của bản thân.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.