Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Kết quả đo huyết áp 90/60 là cao hay thấp? Cách duy trì huyết áp trong ngưỡng an toàn

Ngày 22/08/2022
Kích thước chữ

Để theo dõi tình hình sức khỏe, hiện nay rất nhiều người áp dụng biện pháp đo huyết áp tại nhà. Chỉ số huyết áp cao/thấp đều cảnh báo bạn đang có vấn đề sức khỏe. Vậy kết quả đo huyết áp 90/60 là cao hay thấp? Mức này có nguy hiểm hay không? Chúng ta cùng giải đáp vấn đề này.

Huyết áp là chỉ số phản ánh trạng thái cân bằng động học của các quá trình sinh lý trong cơ thể. Tuy nhiên, huyết áp không phải lúc nào cũng ổn định giữ cùng một chỉ số mà sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe tại thời điểm nào đó. Điều đó có nghĩa, ngay cả những việc chẳng hạn như thay đổi vị trí, tư thế, uống cà phê hay hút thuốc lá, bị xúc động... cũng có thể khiến bạn bị cao huyết áp.

Huyết áp là gì?

Trong cơ thể chúng ta, lực co bóp của tim và sức cản của mạch máu sẽ tạo ra huyết áp. Nói cách khác, huyết áp là thước đo lực của máu tác động lên thành động mạch khi máu chảy qua chúng. 

Đơn vị dùng để đo huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg). Khi đo huyết áp, nhất là với máy đo huyết áp, chúng ta sẽ thấy kết quả thể hiện bằng hai con số, được gọi là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu).

Kết quả đo huyết áp 90/60 là cao hay thấp Để theo dõi tình hình sức khỏe, rất nhiều người áp dụng biện pháp đo huyết áp tại nhà. 
  • Huyết áp tâm thu: Là áp lực khi tim đập và ép máu vào động mạch (áp lực trong động mạch là cao nhất ở giai đoạn này).
  • Huyết áp tâm trương: Là áp lực khi tim nằm giữa những nhịp đập và máu chảy ngược về tim thông qua tĩnh mạch (áp lực trong động mạch ở mức thấp nhất ở giai đoạn này). 

Huyết áp sẽ tăng dần khi một người trưởng thành. Từ lứa tuổi thanh thiếu niên trở đi, chỉ số huyết áp bình thường được quy định là dưới 120/80 mmHg. Khi một trong hai chỉ số này quá cao đó chính là hiện tượng huyết áp bất thường.

Khi huyết áp tâm thu trong khoảng từ 120 - 140 còn huyết áp tâm trương trong khoảng 80 - 90 nghĩa là bạn đang bị tiền cao huyết áp. Khi chỉ số tâm thu nhỏ hơn 90 nghĩa là bạn đang bị hạ huyết áp.

Tuy nhiên, những người ở độ tuổi 60 - 64 tuổi có chỉ huyết áp bình thường có lúc lên đến 134/88 mmHg vẫn là trong ngưỡng an toàn.

Huyết áp thông thường sẽ cao hơn vào buổi sáng, thấp hơn vào buổi tối. Những lúc chúng ta ngủ sâu nhất chính là đỉnh thấp nhất (SBP/DBP mmHg < 120 và/hoặc < 70). 

Ngược lại, chỉ số cao nhất của huyết áp lại có nhiều đỉnh khác nhau, cụ thể như khi bạn có việc lo nghĩ, stress,... Tuy nhiên, sau đó cơ thể sẽ điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Nếu cơ thể không có khả năng này, huyết áp luôn ở mức cao/thấp thì đây chính là tình trạng bệnh lý thực sự.

Huyết áp 90/60 là cao hay thấp?

Đến đây, bạn đã nắm được chỉ số huyết áp bình thường của một người trưởng thành, khỏe mạnh là bao nhiêu rồi. Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) bình thường là từ 100 - 120 mmHg. Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) bình thường là từ 60 - 80 mmHg.

Như có đề cập ở trên, huyết áp không phải lúc nào cũng ổn định giữ cùng một chỉ số mà sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe tại thời điểm nào đó. 

Do đó, từng thời điểm trong ngày cùng với những tác động nhất định từ môi trường lên hệ thần kinh của con người, huyết áp sẽ thay đổi, được phân loại theo mức độ: Bình thường, cao và thấp. Với câu hỏi:"Huyết áp 90/60 là cao hay thấp?" thì câu trả lời chính là: "Thấp". Như vậy, nếu bạn đo được chỉ số huyết áp 90/60 mmHg thì đây là kết quả cho thấy bạn đang có chỉ số huyết áp thấp.

huyết áp 90/60 là cao hay thấp Với câu hỏi huyết áp 90/60 mmHg là cao hay thấp thì câu trả lời chính là thấp.

Triệu chứng của huyết áp thấp

Huyết áp thấp ở một số người là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn, nhất là khi huyết áp đột ngột giảm hay kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Chóng mặt;
  • Nhìn mờ;
  • Buồn nôn;
  • Mệt mỏi;
  • Thiếu tập trung, buồn ngủ;
  • Ngất (xỉu).

Lưu ý là nếu huyết áp hạ quá thấp có thể dẫn đến đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo huyết áp thấp bao gồm:

  • Lú lẫn, nhất là ở người lớn tuổi;
  • Tay chân lạnh, da nhợt nhạt;
  • Thở nhanh, nông;
  • Mạch yếu và nhanh.

Cách điều trị huyết áp thấp

Kết quả huyết áp 90/60 là cao hay thấp Nước sẽ giúp làm tăng thể tích máu, ngăn mất nước, rất tốt trong điều trị chứng huyết áp.

Chứng huyết áp thấp nếu sớm chẩn đoán nguyên nhân thì có thể điều trị hiệu quả ngay tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo: 

  • Tăng lượng muối: Bình thường, chúng ta được khuyến cáo hạn chế dùng muối trong chế độ ăn uống do natri có thể làm tăng huyết áp. Ngược lại nếu bạn kiêng quá mức, thiếu muối cũng gây ra hạ huyết áp. Tốt nhất là bạn kiểm tra với bác sĩ trước khi tăng lượng muối trong chế độ ăn uống.
  • Uống nhiều nước hơn: Nước sẽ giúp làm tăng thể tích máu, ngăn mất nước, rất tốt trong điều trị chứng huyết áp.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hạ huyết áp thế đứng (tình trạng huyết áp thấp xảy ra khi bạn đứng lên), điển hình như thuốc tác động lên chuyển hóa nước, muối như fludrocortisone, giúp tăng thể tích máu thường được sử dụng để điều trị dạng huyết áp thấp. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người huyết áp thấp

Việc phòng ngừa bệnh bao giờ cũng tốt hơn điều trị. Huyết áp thấp cũng có thể phòng ngừa nếu bạn chú ý những điều sau đây:

  • Uống đủ lượng nước trong ngày (khoảng 1 – 1,5lít/ngày; khi thời tiết khô hanh từ 1,5 – 2 lít/ngày). Nước chống lại sự mất nước và tăng thể tích máu.
  • Hạn chế bia, rượu vì rượu vào cơ thể sẽ làm mất nước cũng như gây nguy cơ hạ huyết áp. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung đa dạng các loại thực phẩm (ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, và thịt gà và cá nạc). 
  • Không ăn quá nhạt, nhưng liều lượng muối cũng cần bổ sung hợp lý.
  • Nếu bạn đang có chỉ định dùng thuốc lợi tiểu thì phải được theo dõi thường xuyên về điện giải.
  • Chú ý mỗi khi thay đổi tự thế phải thật nhẹ nhàng, ví dụ như phải chuyển từ từ khi tư thế nằm, ngồi, ngồi xổm sang tư thế đứng và nhất là không cố trèo cao.
  • Tránh tư thế ngồi với hai chân bắt chéo.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ trong ngày cũng như hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu carbohydrate (khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì).
  • Hạn chế thức khuya.
  • Nên giữ ấm cơ thể khi ngủ.
  • Tránh tối đa việc ra ngoài khi trời nắng gắt.
  • Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, vừa phải ví dụ như đi bộ.
  • Chú ý kê gối thấp khi đi ngủ.
  • Thường xuyên theo dõi, đo huyết áp, đặc biệt là người từ 50 tuổi trở lên.

Phúc Khang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin