Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Khi bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

Ngày 30/01/2024
Kích thước chữ

Bị trĩ có nội soi đại tràng được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Nội soi đại tràng là một thủ thuật trong đó một ống mềm có camera có đường kính khoảng bằng ngón tay được đưa qua hậu môn và vào trực tràng để kiểm tra một số tình trạng nhất định trong đại tràng của bệnh nhân.

Nội soi là một kỹ thuật y tế hiện đại sử dụng thiết bị đặc biệt để xem hình ảnh bên trong cơ quan được kiểm tra. Thiết bị nội soi bao gồm một ống nội soi có gắn camera và đèn ở một đầu, một đầu ống nội soi gắn vào tay cầm điều khiển, hệ thống dẫn truyền tín hiệu, các bộ phận điều chỉnh và màn hình hiển thị. Vậy bị trĩ có nội soi đại tràng được không? 

Phương pháp nội soi đại tràng là gì?

Trước khi giải đáp cho thắc mắc bị trĩ có nội soi đại tràng được không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về phương pháp nội soi đại tràng. Nội soi đại tràng là một thủ tục y tế liên quan đến việc kiểm tra ruột già (đại tràng) và phần xa của ruột non. Việc kiểm tra này được thực hiện bằng cách sử dụng camera CCD hoặc camera sợi quang, được gắn trên một ống mềm và đưa qua hậu môn.

Bị trĩ có nội soi đại tràng được không1
Nội soi đại tràng là một thủ thuật liên quan đến kiểm tra ruột già và phần xa của ruột non

Mục đích của nội soi là cung cấp chẩn đoán trực quan thông qua kiểm tra lớp lót bên trong của thành đại tràng, có thể bao gồm xác định các vấn đề như loét hoặc polyp tiền ung thư và tạo cơ hội cho sinh thiết hoặc loại bỏ các tổn thương nghi ngờ là ung thư đại trực tràng.

Về nguyên tắc, nội soi đại tràng tương tự như nội soi đại tràng sigma, với điểm khác biệt chính là các phần cụ thể của đại tràng mà mỗi thủ thuật có thể kiểm tra. Dụng cụ tương tự được sử dụng cho soi đại tràng sigma là thực hiện nội soi. Nội soi cho phép kiểm tra toàn diện toàn bộ đại tràng, thường có chiều dài khoảng 1200 đến 1500 mm. Ngược lại, nội soi đại tràng sigma chỉ cho phép kiểm tra phần xa của đại tràng, kéo dài khoảng 600 mm. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt y tế vì lợi ích của nội soi trong việc cải thiện khả năng sống sót của bệnh ung thư chủ yếu liên quan đến việc phát hiện các tổn thương ở phần xa của đại tràng.

Khi bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

Bệnh trĩ là một căn bệnh gây ra bởi sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ (hoặc các đường tĩnh mạch) ở mô quanh hậu môn. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của gia đình. Rất nhiều bệnh nhân có câu hỏi: “Tôi bị trĩ có nội soi đại tràng được không?”.

Nội soi đại tràng là một xét nghiệm hiệu quả giúp chẩn đoán chính xác các bệnh về đại tràng như loét, polyp, ung thư đại tràng. Các bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm có nguồn sáng và camera đưa vào cơ thể qua hậu môn. Những hình ảnh do camera ghi lại giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác ngay cả những tổn thương nhỏ nhất ở đại tràng. Khi bị trĩ, vùng hậu môn của người bệnh bị tổn thương, nên việc đưa ống nội soi qua hậu môn có thể khiến vết thương nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ bệnh của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể cân nhắc, đưa ra chỉ định có nên thực hiện nội soi đại tràng hay không.

Khi bị trĩ có nội soi đại tràng được không?1
Bị trĩ có nội soi đại tràng được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Đối với các trường hợp bị trĩ nhẹ có thể được bác sĩ chỉ định nội soi đại tràng nếu muốn kiểm tra một số bệnh về đại tràng. Khi thực hiện, người bệnh sẽ chỉ có cảm giác hơi căng tức và khó chịu ở vùng hậu môn, rất ít trường hợp bị chảy máu, nếu có thì cũng sẽ tự hết sau khi kết thúc thủ thuật.

Đối với bệnh nhân bị trĩ ở giai đoạn nặng, nội soi đại tràng có thể khiến các búi trĩ nằm ở phần trực tràng bị tổn thương, chảy máu và có nguy cơ nhiễm trùng, nghiêm trọng có thể làm vỡ búi trĩ, gây đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì vậy, lúc này có thực hiện nội soi đại tràng hay không phụ thuộc vào bác sĩ, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tính lợi ích và nguy cơ để đưa ra chỉ định phù hợp nhất với bệnh nhân.

Quy trình tiến hành nội soi đại tràng ở bệnh nhân trĩ

Trước khi tiến hành nội soi, bác sĩ cần đưa ra lời giải thích cho người bệnh về kỹ thuật nội soi, những vấn đề cần lưu ý cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời việc giải thích trò chuyện cũng để giảm bớt áp lực, tránh lo lắng cho người bệnh. Nội soi bệnh nhân trĩ gồm các bước như sau:

Bước 1: Khám lâm sàng và làm các cận lâm sàng

Người bệnh có thể được thăm khám lâm sàng với chuyên gia thông qua khám hậu môn, trĩ bằng mắt thường và các xét nghiệm cận lâm sàng hay chẩn đoán hình ảnh bao gồm siêu âm, X-quang,... khi cần thiết. Từ đó bác sĩ sẽ cho chỉ định bệnh nhân bị trĩ có nội soi đại tràng được không.

Bước 2: Chuẩn bị

Nếu chỉ định nội soi, bệnh nhân có thể được dùng thuốc xổ để loại bỏ chất thải bên trong đại tràng, giúp việc ghi lại ảnh và phát hiện các bệnh ở đây dễ dàng hơn.

Bước 3: Cách tiến hành

Bác sĩ sẽ quan sát mặt ngoài cơ vòng và đường lược ở hậu môn. Bệnh nhân được khuyên nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về bên trái. Việc nằm ngửa giúp người bệnh thở dễ dàng hơn và bác sĩ có thể quan sát thành bụng vì ánh sáng có thể chiếu xuyên qua. Nằm nghiêng bên trái còn có thể kiểm tra đại tràng sigma xem có bất thường gì hay không.

Bước 4: Chẩn đoán

Dựa vào các kết quả chụp chiếu và mẫu sinh thiết (nếu có), bác sĩ sẽ phân tích tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Khi bị trĩ có nội soi đại tràng được không?3
Sau khi nội soi xong, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc nóng rát ở vùng hậu môn

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc khi bị trĩ có nội soi đại tràng được không. Những bệnh nhân trĩ nếu cần kiểm tra một số bệnh về đại tràng thì có thể phải thực hiện nội soi đại tràng, việc quyết định thực hiện sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên tình trạng thực tế của bệnh nhân.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm