Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi và một số lưu ý cần biết!

Ngày 07/09/2022
Kích thước chữ

"Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?" đang là câu hỏi được khá nhiều ông bố bà mẹ quan tâm đến. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé. 

Trẻ em là lứa tuổi cần được quan tâm, chăm sóc cẩn thận. Có khá nhiều bậc cha mẹ cho rằng sữa tươi rất tốt cho con nhỏ, cho con uống càng nhiều càng tốt. Việc cho các bé uống sữa tươi không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Sữa tươi có công dụng gì?

Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi và một số lưu ý cần biết 1 Các bố mẹ nên tập cho bé thói quen uống sữa tươi
Sữa tươi là chất lỏng chưa qua chế biến hoặc sữa chỉ mới được chế biến chủ yếu, chưa qua tiệt trùng hoặc tiệt trùng từ động vật như bò, cừu và dê. Nói một cách đơn giản, sữa tươi là sữa dạng lỏng được tiệt trùng trước sau khi vắt ra rồi cho vào tủ lạnh trước khi sử dụng.
  • Phát triển chiều cao chiều cao cho bé: Sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu canxi tự nhiên mà trẻ em cần để tăng trưởng và phát triển xương khỏe mạnh. Uống đủ sữa từ khi còn nhỏ giúp xương của trẻ luôn chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. Xuất huyết giảm tiểu cầu cũng là căn bệnh nguy hiểm mà các mẹ cần lưu ý.
  • Tăng cường thể lực: Protein trong sữa có chất lượng sinh học cao giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động và xây dựng cơ bắp, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Tăng cường miễn dịch: Sữa tươi, sữa nguyên kem và sữa tách béo đều giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Thường xuyên uống sữa tươi giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, hàm lượng vitamin D trong máu cao hơn.

Nên cho trẻ uống sữa khi nào?

Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi Khi nào thì nên cho trẻ uống sữa tươi là thắc mắc của các mẹ bỉm

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ nên cho trẻ uống sữa tươi khi trẻ trên một tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thì các phụ huynh nên ưu tiên cho bé bú sữa mẹ thay vì sữa tươi. Nguyên nhân là do sữa tươi chứa nhiều đạm, canxi, phốt pho, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ có nguy cơ gây quá tải cho thận. Về lâu dài, sữa tươi sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp và béo phì khi trưởng thành hoặc là viêm họng cấp.

Ngoài ra, hàm lượng protein cao có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu và chán ăn. Sữa tươi ít sắt và các nguyên tố vi lượng nên trẻ dưới 1 tuổi ăn sữa tươi là thức ăn chính rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Thời gian mỗi ngày mà các bố mẹ chọn cho con bú cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước bữa ăn chính 2 tiếng không nên cho trẻ uống sữa hoặc ăn các bữa phụ khác, vì như vậy trẻ sẽ no và lười ăn trong bữa ăn chính. Cách tốt nhất là bạn nên cho trẻ uống sữa tươi sau bữa ăn chính từ 1 - 2 tiếng. Vậy bạn đã giải đáp được thắc mắc khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi chưa?

Nên cho bé uống sữa bao nhiêu lần 1 ngày?

Trẻ nên uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày còn tuỳ vào độ tuổi của trẻ Cho bé uống sữa bao nhiêu lần trên một ngày để đảm bảo an toàn

Ngoài việc tìm hiểu khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi thì chúng ta cần quan tâm đến tần suất cho bé uống sữa trong ngày nhé! Các mẹ chỉ có thể cho bé trên 1 tuổi tập uống sữa tươi, lượng khoảng 100 - 150ml. Trẻ trên 2 tuổi tốt nhất nên uống sữa tươi, liều lượng 200 - 300ml/ngày. Các mẹ nên xen kẽ giữa việc uống sữa ngoài và sữa công thức, để có thể bổ sung cho trẻ thêm sắt, kẽm,… là những vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của các bé theo từng độ tuổi.

Trẻ em từ 3 - 6 tuổi có thể cho uống nhiều sữa tươi khoảng 400 - 500ml/ngày vì lúc này khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của trẻ tốt hơn, kết hợp chế độ ăn đa dạng có lợi cho trẻ hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Giai đoạn này mẹ có thể cho trẻ bú: Sữa tiệt trùng, sữa bột nguyên kem, sữa đậu nành, sữa chua.

Tuổi vị thành niên có thể thay thế hoàn toàn sữa bột bằng sữa tươi, đảm bảo tổng lượng sữa 500 - 700ml mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu trẻ thừa cân thì mẹ nên cho trẻ dùng sữa tươi không đường và sữa đậu nành không đường, liều lượng không quá 300 - 400ml/ngày. Teo đường mật bẩm sinh khiến trẻ khó hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng chậm lớn.

Cần nhấn mạnh một điều ở đây: Lượng sữa rất quan trọng, mẹ chỉ được cho trẻ uống theo lượng đã nêu trên. Đừng nghĩ rằng sữa là tốt cho sức khỏe và phát triển chiều cao mà cố “ép” con uống càng nhiều càng tốt có thể dẫn đến những hậu quả sau: Trẻ béo phì, thói quen nhai không kỹ, kén ăn thức ăn đặc gây suy dinh dưỡng, thiếu chất xơ gây táo bón, tăng trưởng không cân đối.

Một số lưu ý quan trọng khi chọn mua sữa cho bé

Ngoài việc biết khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi, cha mẹ cần lưu ý khi chọn sữa cho con Những lưu ý cần nhớ khi chọn sữa cho con 

Ngoài giải đáp vấn đề khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi thì các bố mẹ cần lưu ý ngay một số điều quan trọng nhé. Nguyên tắc cơ bản trong việc chọn mua sữa là chất lượng sữa phải phù hợp với nhu cầu phát triển của các bé. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ nên chọn sữa nguyên kem thay vì sữa tách béo, vì lúc này não bé cần chất béo để phát triển. Ngoài ra, các mẹ hay quan tâm đến dùng máy hút sữa có bị mất sữa không.

Trẻ em trên 2 tuổi nên sử dụng một phần hoặc tất cả sữa tách béo. Nếu trẻ đủ cân nặng thì nên chọn sữa không đường, vì lượng đường cao sẽ không tốt cho sức khỏe. Sữa tươi gồm 3 loại: Sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng. Đặc biệt, các bà mẹ đang cho con uống sữa tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh, tránh lây bệnh qua đường tiêu hóa. Các bà mẹ không nên cho trẻ uống sữa vắt trực tiếp vì nó không nó không đảm bảo an toàn vệ sinh, gây ảnh hưởng đến đường ruột của bé. 

Bài viết trên của nhà thuốc Long Châu đã giải đáp vấn đề khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi. Hy vọng với những thông tin trên sẽ mang lại cho các bố mẹ biết được khi nào thì nên cho bé uống sữa, đồng thời biết được một số lưu ý quan trọng. Chúc các bố mẹ chăm các bé con mình thật tốt nhé!

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Dinh dưỡngSữa