Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nào trẻ có thể tự bú bình là băn khoăn của nhiều cặp đôi. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển nhanh hơn về cả thể chất và tinh thần. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu biện pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để hỗ trợ bé tập tự bú nhé!
Thời điểm 6 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu chế độ ăn bổ sung song song với bú sữa mẹ. Lúc này, cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ làm quen với bình sữa, sau đó dần dần cho trẻ tự bú bình thông qua hỗ trợ từ phụ huynh.
Khi nào có thể cho trẻ tự bú bình là băn khoăn cũng như mong muốn của nhiều bậc cha mẹ. Việc cho trẻ tự cầm bình sữa không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian trong việc chăm sóc bé mà còn khuyến khích sự độc lập và phát triển kỹ năng cầm nắm của bé.
Thông thường, độ tuổi thích hợp để bắt đầu tập cho bé tự cầm bình sữa là vào khoảng tháng thứ 6. Tuy nhiên, điều này có thể khác nhau đối với từng bé vì mỗi bé có thể phát triển kỹ năng khác nhau vào các giai đoạn khác nhau của đời. Có những bé có thể tự cầm bình sớm hơn, trong khi có những bé có thể phát triển kỹ năng này muộn hơn.
Việc bé không thể tự cầm bình vào tháng thứ 6 không có nghĩa là bé đang chậm phát triển. Cha mẹ cần lưu ý rằng mỗi bé có những tiến trình phát triển riêng, điều quan trọng hơn cần chú ý là cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích thích hợp để bé phát triển từng bước một, tránh vội vã ép trẻ tự lập quá sớm.
Việc này không chỉ giúp bé học được kỹ năng mới mà còn thúc đẩy sự tự tin, sự độc lập tự nhiên của bé trong việc ăn uống.
Để giúp trẻ tự cầm bình sữa một cách hiệu quả và an toàn, cha mẹ cần chú ý đến các điểm sau đây. Đầu tiên, việc dạy bé biết tác dụng của bình sữa là rất quan trọng. Ngay từ khi bé được 3 tháng tuổi, bé có thể học cách nhận diện khuôn mặt và các vật ở khoảng cách xa, từ đó bé đã học được cách liên kết giữa việc đói và bình sữa. Mỗi khi bé đói, cha mẹ nên đưa bình sữa cho bé để bé có thể cảm nhận cũng như hình thành nhận biết cụ thể về vật dụng này.
Thứ hai, cha mẹ nên cho bé làm quen với bình sữa từ những tháng đầu tiên bằng cách cho bé sờ, chạm vào bình sữa để bé cảm nhận bề mặt, kích thước và sức nặng của nó. Khi bé đã quen thuộc với bình sữa từ trước, việc tập cho bé tự cầm bình sữa sẽ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, cha mẹ cần quan sát, theo dõi con trong suốt quá trình cầm bình sữa cũng như cho bé cầm bình sữa với sức nặng tăng dần phù hợp với sức cầm nắm của trẻ. Ban đầu, mẹ có thể cho bé cầm bình rỗng, sau đó có thể cho một chút sữa hoặc nước, tăng dần dung tích lượng dịch theo thời gian. Cha mẹ nên dùng nước nguội với nhiệt độ vừa phải thay vì nước nóng dễ gây nguy hiểm cho trẻ.
Thứ ba, khi mua bình sữa, cha mẹ nên chọn những loại có thiết kế dáng dài, có tay cầm hoặc làm bằng chất liệu silicon mềm mại. Điều này giúp bé dễ dàng cầm nắm và sử dụng bình sữa một cách tự tin hơn.
Bình sữa cần được làm bằng chất liệu nhựa chất lượng dùng riêng cho trẻ nhỏ, đảm bảo an toàn, tránh dùng bình sữa làm bằng thủy tinh dễ vỡ gây nguy hiểm cho trẻ. Bình cũng cần nhẹ, bền và không dễ vỡ để phù hợp với bé trong quá trình tập cầm nắm.
Thứ tư, khi bé cầm bình sữa, cha mẹ nên hỗ trợ bé bằng cách đỡ tay phía dưới đáy bình sữa. Điều này giúp giảm thiểu sức nặng quá mức cho bé, đồng thời cũng giúp cha mẹ quan sát biểu cảm của bé để đảm bảo bé bú hiệu quả, thoải mái.
Cuối cùng, khi bé bú bình, cha mẹ nên bế bé đúng tư thế để bé cảm thấy an toàn, thoải mái, giống như khi bé bú mẹ. Việc này cũng giúp tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và bé trong thời gian này.
Để đảm bảo việc cho bé tự bú bình được hiệu quả, an toàn, cha mẹ cần chú ý đến một số điều quan trọng sau đây. Đầu tiên, việc đặt bé vào vị trí phù hợp là rất quan trọng. Bé đã quen với việc được mẹ bế để bú sữa, do đó vị trí tốt nhất để bé bú bình là vị trí giống như khi bé bú mẹ. Cha mẹ nên ôm bé ngửa trên tay, đầu bé nên hơi cao để giúp bé dễ dàng hút sữa mà không gặp khó khăn hay trào ngược, nôn trớ trong lúc nuốt.
Thứ hai, cha mẹ không nên để bình sữa đặt thẳng đứng trước miệng của bé. Điều này làm cho lượng sữa chảy ra quá nhiều mà bé không kịp nuốt, dẫn đến tình trạng bé sặc sữa, chảy sữa và nôn trớ khiến bé bị sợ tự bú sữa bình. Thay vào đó, nên để bình sữa nghiêng một chút để sữa chảy ra chậm hơn, giúp bé có thể điều chỉnh dễ dàng hơn.
Thứ ba, luôn theo dõi, quan sát bé khi bé cầm bình sữa bú. Dù bé đã tự bú bình sữa nhưng cha mẹ cũng không nên lơ là, luôn luôn để ý đến bé. Nếu bé gặp phải tình trạng sặc sữa, cha mẹ có thể kịp thời xử lý để tránh tình huống không mong muốn xảy ra.
Thứ tư, hỗ trợ bé bỏ núm vú ra khỏi miệng sau khi bé đã bú xong. Việc này giúp tránh bé ngậm núm vú quá lâu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Cha mẹ có thể sử dụng các kỹ thuật nhẹ nhàng để giúp bé từ bỏ núm vú một cách dễ dàng, nhẹ nhàng.
Cuối cùng, không nên để bé ngậm bình sữa khi bé đang ngủ. Bé có thể không kiểm soát được lượng sữa bú vào trong khi ngủ, dẫn đến tình trạng sặc sữa gây khó thở. Điều này có thể gây nguy hiểm cho bé nên cần tránh để đảm bảo an toàn cho bé khi bú bình.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả về hướng dẫn giúp trẻ tự bú sữa. Tới thời điểm hỗ trợ cho bé tự bú bình yêu cầu sự quan tâm tỉ mỉ đặc biệt từ phía cha mẹ. Bằng cách áp dụng những lưu ý trên, cha mẹ sẽ giúp bé tự bú bình an toàn, dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo sự phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất cho bé trong giai đoạn này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.