Long Châu

Khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có đáng lo ngại không?

Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ho là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ho về đêm khiến bố mẹ lo lắng. Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết nguyên nhân gây ho về đêm ở trẻ là gì và trẻ ho về đêm nhưng không sốt có đáng lo ngại hay không?

Bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tình trạng này và cách điều trị, chăm sóc cho trẻ khi ho về đêm nhưng không sốt. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về tình trạng này nhé!

Ho về đêm ở trẻ là gì?

Ho ở trẻ thường không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của các căn bệnh về đường hô hấp hoặc do phản ứng của cơ thể với các tác động bên ngoài và bên trong cơ thể. Phản xạ ho giúp thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng.

Trẻ bị ho là một triệu chứng phổ biến và thường xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng khi triệu chứng này kéo dài và tái phát liên tục khi sức đề kháng của trẻ còn non nớt, đây là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.

Viêm đường hô hấp là nguyên nhân chính gây ho ở trẻ, và trung bình mỗi năm trẻ có thể bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần. Tuy nhiên, thông thường triệu chứng ho ở trẻ sẽ khỏi trong vòng 10 ngày và có đến 90% các trường hợp ho sẽ tự khỏi trong vòng 3 tuần. Chỉ có 10% trường hợp ho kéo dài, liên tục từ 3 tuần trở lên và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tùy theo từng độ tuổi của trẻ.

trẻ ho về đêm 1
Trẻ bị ho về đêm là một triệu chứng phổ biến

Nguyên nhân khiến trẻ hay ho về đêm

Trẻ ho về đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho về đêm bao gồm:

Do thay đổi thời tiết

Đây có thể là một nguyên nhân gây ho cho trẻ. Đặc biệt, trong những ngày đầu năm, khi thời tiết ẩm ướt, miền Bắc đang bị ảnh hưởng, việc giữ cho nơi trẻ sống và ngủ sạch sẽ và thông thoáng là rất quan trọng để hạn chế các tác nhân gây bệnh. 

Do bị kích ứng

Ho do bị kích ứng bởi một số yếu tố như bụi và mạt bụi có thể gây ho, đồ chơi, quần áo, đệm và chăn ga trước khi đi ngủ. Trong trường hợp này, ba mẹ cần thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ để giảm tình trạng ho kích ứng.

Trẻ bị ho do thụ thể nhạy cảm

Trẻ em có thể bị ho do thụ thể nhạy cảm, đặc biệt là khi đi ngủ. Các thụ thể ho sẽ giảm nhạy cảm vào ban ngay khi trẻ vui chơi nô đùa. Ngoài ra, khi trẻ cười đùa, hò hét, dịch tiết trong họng cũng được đào thải ra ngoài, giúp làm giảm ho. Tuy nhiên, khi trẻ đi ngủ, tình trạng ho có thể tái phát do một lượng nhỏ dịch tiết. Trong trường hợp này, ba mẹ có thể cho trẻ uống siro ho thảo dược để giảm tình trạng ho.

Tình trạng trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược, ho là phản xạ tự nhiên của trẻ để bảo vệ đường thở khỏi sự tác động của axit. Hơn nữa, axit còn kích thích thực quản gây ra nhiều cơn ho hơn. Do đó, để giúp trẻ giảm ho do trào ngược, ngoài việc điều trị vấn đề trào ngược, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn đầy bụng trước khi đi ngủ. Khi vấn đề trào ngược được khắc phục, trẻ sẽ tự khỏi ho vào ban đêm.

Bệnh lý viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương, gây ra tình trạng ứ đọng dịch nhầy tại các xoang và cản trở quá trình hô hấp. Trong nhiều trường hợp, dịch mũi sẽ chảy từ xoang xuống họng và gây viêm nhiễm vùng họng, gây ra cảm giác đau rát và ho liên tục ở trẻ.

Tư thế nằm của trẻ khi ngủ

Tư thế khi nằm xuống, gây áp lực lên các cơ quan ngực và hẹp đường dẫn khí, đặc biệt là với trẻ bị vấn đề về trung thất hoặc mềm sụn thanh khí phế quản. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ho do tuyến hung phì đại, mà nguyên nhân có thể là do nhiễm virus hoặc bệnh lý tim mạch. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ có triệu chứng ho kèm với tím tái.

nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm 2
Tư thế nằm sai khi ngủ có thể gây ho cho trẻ 

Trẻ bị ho về đêm nhưng không sốt có đáng lo ngại không?

Tình trạng trẻ ho nhiều vào ban đêm có thể nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý. Nếu trẻ không sốt, không dị ứng, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và tăng cường sức đề kháng, ho sẽ dần chấm dứt. Tuy nhiên, nếu trẻ ho nhiều về đêm do các bệnh lý hô hấp, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.

Ba mẹ cần bình tĩnh và không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, để tránh các tác dụng không mong muốn. Việc đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ sớm sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và giảm thiểu tình trạng ho kéo dài, gây ra các biến chứng khác.

Chăm sóc cho trẻ bị ho về đêm nhưng không sốt

Trẻ bị ho về đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng lạm dụng thuốc và điều trị không đúng.

Để giúp trẻ phòng chống ho, ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ tiêu, uống đủ nước trong ngày và hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm như tôm, cua hay hải sản vì có thể gây kích thích dẫn đến tình trạng ho. 

Nếu trẻ bị dịch mũi nhiều, ba mẹ có thể thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ hoặc hút dịch mũi để giảm khó chịu. Lưu ý, ba mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để vệ sinh mũi cho trẻ tránh kích ứng niêm mạc bé.

Cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc ho từ thảo dược thiên nhiên tự làm tại nhà như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn để giảm tình trạng ho về đêm ở trẻ.

chăm sóc trẻ bị ho về đêm nhưng không sốt 3
Trị ho về đêm cho trẻ bằng các thảo dược thiên nhiên

Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ khi ngủ và tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Việc vệ sinh phòng ngủ và thường xuyên làm sạch chăn, ga, gối và nệm là rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ giúp tránh khỏi những bệnh như ho, hen suyễn, viêm xoang và dị ứng.

Đặc biệt, khi cho trẻ nằm, cần chọn gối êm, mềm và đảm bảo phần đầu cao hơn phần ngực. Điều này giúp trẻ dễ thở hơn và giảm thiểu tình trạng dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng. 

Đối với trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho trẻ ăn hoặc uống sữa quá gần giờ đi ngủ, để tránh kích ứng họng và ho.

Bài viết trên hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan và giải đáp thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh về tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để tình trạng bệnh của bé nhanh chóng thuyên giảm.

Ngọc Trang

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn, mediplus.vn

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm