Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường thở, gây hẹp đường dẫn khí trong phổi. Bệnh có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Hiện tại không có cách chữa khỏi bệnh hen suyễn nhưng có những phương pháp kiểm soát triệu chứng hiệu quả để giữ cho các triệu chứng không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính phổ biến. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể tử vong đột ngột nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hen suyễn là gì, điều trị như thế nào để giảm cơn hen tái phát?
Hen suyễn là tình trạng đường thở bị hẹp và sưng, tiết nhiều dịch nhầy. Điều này khiến bạn ho nhiều và khó thở. Khi thở ra, bạn có thể nghe thấy tiếng rít trong lồng ngực và thở nông.
Trong một số trường hợp, bệnh hen suyễn chỉ là vấn đề nhỏ không gây quá nhiều khó chịu. Tuy nhiên có thể gây mệt mỏi, kiệt sức ở một số người, cản trở các hoạt động hàng ngày thậm chí cơn hen nặng có thể đe dọa đến tính mạng.
Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn và cơn hen có thể xuất hiện khi có chất kích thích xâm nhập vào phổi. Một số yếu tố môi trường như nấm mốc, độ ẩm, mạt bụi, khói thuốc lá,... có thể làm khởi phát cơn hen suyễn.
Bệnh hen suyễn có các triệu chứng khác nhau tùy từng người. Các cơn hen suyễn có thể xảy ra không thường xuyên hoặc trong khoảng thời gian nhất định như sau khi gắng sức, tập thể dục, căng thẳng, lo âu. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
Nếu xuất hiện các triệu chứng hen suyễn sau đây, tình trạng của bạn có thể đã tồi tệ hơn:
Đối với một số người, các dấu hiệu thường xuất hiện trong một số trường hợp như:
Hen suyễn là bệnh phổ biến nếu chủ quan dễ khiến bệnh tiến triển nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng như:
Khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh hen suyễn, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng là:
Điều trị nội khoa là phương pháp chữa trị phổ biến nhất đối với bệnh nhân hen suyễn. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc corticosteroid dạng hít và sử dụng đồng thời thuốc chủ vận beta. Những người mắc bệnh hen suyễn nên chuẩn bị sẵn thuốc cắt cơn hen bên mình đề phòng trường hợp khẩn cấp. Người bệnh hen cần lưu ý những điều sau:
Bệnh nhân được khuyến cáo tái khám định kỳ để đánh giá tình trạng bệnh sau một thời gian điều trị, đánh giá các yếu tố làm xuất hiện các đợt kịch phát và khả năng đáp ứng thuốc. Khi điều trị kiểm soát các cơn hen suyễn, phần lớn các triệu chứng sẽ cải thiện ở hầu hết mọi người trong vòng vài ngày, nhưng đáp ứng tối đa có thể cần từ 3 - 4 tháng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn có thể thay đổi theo thời gian nên việc tái khám là một bước quan trọng trong quá trình điều trị. Với việc tuân thủ tốt điều trị, người mắc bệnh hen suyễn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống gần như bình thường.
Để bệnh hen suyễn không tiến triển nặng hơn và tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức mà bạn cần biết về bệnh hen suyễn. Từ đó, phát hiện sớm các triệu chứng bệnh và điều trị. Mặc dù bạn có thể kiểm soát bệnh hen suyễn nhưng đây vẫn là một bệnh mãn tính có thể gây ra biến chứng hoặc cơn hen cấp đột ngột. Vì vậy, phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị hen suyễn và theo dõi hàng ngày.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.