Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong quá trình chăm sóc vết thương hở, người bệnh cần kiêng cữ một số thực phẩm dễ gây kích ứng, nhất là hải sản. Liệu rằng ăn nghêu có bị sẹo lồi không?
Để đảm bảo vết thương hở có thể hồi phục nhanh chóng và hiệu quả, việc duy trì một chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò rất quan trọng, bên cạnh việc vệ sinh vết thương đúng cách. Trong quá trình phục hồi sau một chấn thương hoặc phẫu thuật, nhiều loại thực phẩm có khả năng làm ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Vậy ăn nghêu có bị sẹo lồi không khi vết thương đang hở?
Vết thương hở là một loại chấn thương có thể thấy rõ ràng trên bề mặt da, nguyên nhân thường do da bị rách, cắt, hoặc đâm thủng. Cách nhận biết các dấu hiệu của vết thương hở bao gồm việc vùng bị thương chảy máu, đỏ ửng, và sưng tấy khu vực xung quanh. Người bị thương thường cảm thấy đau nhức và khó chịu tại vùng bị thương.
Với các vết thương hở nhỏ, người bị có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đối với các loại vết thương lớn và sâu, chảy máu nhiều hoặc nhiễm trùng, bạn nên đến bệnh viện điều trị để đảm bảo được xử lý đúng cách, tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương nghiêm trọng.
Quá trình chữa lành vết thương hở sẽ thường bao gồm ba giai đoạn chính:
Vậy thì khi vết thương đang hở, ăn nghêu có bị sẹo lồi không? Việc có hình thành sẹo lồi hay không sẽ còn tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Một số người có thể ăn các loại hải sản này mà không gặp vấn đề gì về sẹo, trong khi người khác có thể trải qua những vấn đề khác nhau sau khi tiêu thụ chúng. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp sẽ bị ngứa ngáy và khó chịu sau khi ăn nghêu trong khi đang bị vết thương hở.
Có người có thể chịu được sự khó chịu này và không gây ra tác động xấu cho vết thương, nhưng cũng có người không chịu nổi nên gãi vào vết thương để giảm ngứa ngáy. Hành động này vô tình làm tổn thương thêm khu vực đang bị tổn thương, từ đó làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, nghêu hoặc các loại hải sản khác cần được làm sạch khi chế biến để tránh nhiễm trùng. Nếu nghêu không được làm sạch kỹ, thì đây sẽ là nơi chứa nhiều ký sinh trùng gây nguy cơ cho sức khỏe và vết thương.
Tốt nhất là khi bạn đang trong quá trình phục hồi vết thương hoặc sau phẫu thuật, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của mình. Bạn hãy đợi đến lúc vết thương lên da non, và nhận được sự cho phép từ chuyên gia y tế mới nên ăn uống bình thường mà không kiêng cữ.
Trong quá trình chăm sóc vết thương, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên tuân thủ để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra tốt:
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề nên ăn gì để nhanh lành vết thương, bạn cũng nên tránh những loại thực phẩm có khả năng gây sẹo lồi. Các thực phẩm như thịt bò, rau muống, hải sản, thịt gà, thịt vịt, đồ nếp,... và các thực phẩm dễ làm kích ứng khác cần được hạn chế trong chế độ ăn uống trong giai đoạn phục hồi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế hoặc không hút thuốc lá. Vì các thành phần trong thuốc lá sẽ gây tắc nghẽn các mạch máu, làm giảm sự truyền máu và cung cấp oxy đến mô, từ đó làm chậm quá trình lành vết thương và phục hồi tổn thương.
Trong trường hợp bạn lo ngại quá trình kiêng khem khi vết thương hở đang hồi phục sẽ dẫn đến việc cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, bạn có thể thay thế bằng các thực phẩm giàu đạm nhưng lành tính, ít gây kích ứng như đậu nành, các loại hạt nguyên cám, rau cải, súp lơ,... Đây là các nguồn thực phẩm giàu protein, giúp cơ thể tạo ra tế bào mới và hỗ trợ quá trình tái tạo mô.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E. Các vitamin này giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình lành vết thương. Vitamin A giúp tái tạo da, vitamin B hỗ trợ tạo máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp hình thành collagen. Và cuối cùng là vitamin E có tác dụng bảo vệ tế bào da khỏi hại từ các gốc tự do. Bạn có thể tìm thấy các vitamin này trong cà rốt, cam, dứa, hạt hướng dương, lúa mạch, dầu cây hoa hướng dương,...
Ngoài ra, acid folic, sắt và các chất chống oxy hóa cũng là những hoạt chất bạn cần bổ sung thêm cho cơ thể để hỗ trợ quá trình làm lành vết thương hở. Sắt và acid folic giúp cung cấp nhiên liệu cho việc tạo máu. Thịt, gan, ngũ cốc,... là những nguồn cung cấp chất sắt, trong khi đó acid folic thường có trong rau xanh, hạt lúa mạch, và đậu tương. Các chất chống oxy hóa như quercetin và curcumin bạn có thể tìm thấy trong lựu và nghệ.
Việc thoa sản phẩm hỗ trợ trị sẹo là một phần quan trọng trong việc chăm sóc vết thương hở. Sản phẩm này sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi, làm dịu tình trạng tổn thương và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Đặc biệt, nếu vết thương hở là do thực hiện các ca phẫu thuật như nhấn mí mắt, nâng mũi, hoặc các ca can thiệp thẩm mỹ khác, thì việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc ngừa sẹo là cực kỳ quan trọng để đảm bảo kết quả sau phẫu thuật tốt nhất.
Ngoài việc sử dụng thuốc ngừa sẹo, bạn cũng cần tuân thủ các biện pháp khác trong quá trình chăm sóc vết thương. Điển hình như bảo vệ vùng bị da thương tránh khỏi tác động của môi trường bên ngoài, giữ vùng da luôn sạch sẽ và khô ráo, hạn chế tác động mạnh lên vết thương.
Tóm lại, việc ăn nghêu có bị sẹo lồi không còn tùy thuộc vào tình trạng vết thương, và cơ địa của từng người. Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên kiêng cữ không ăn hải sản trong thời gian vết thương hở đang hồi phục, bao gồm cả nghêu. Bạn có thể thay thế hải sản bằng các thực phẩm lành tính khác để đảm bảo quá trình lành da đạt được kết quả tối ưu nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.