Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khoai mì bao nhiêu calo? Lợi ích khi ăn khoai mì

Ngày 07/12/2022
Kích thước chữ

Khoai mì hay còn gọi là củ sắn, là một loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam. Khoai mì có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe nếu người sử dụng chế biến đúng cách. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về khoai mì để biết khoai mì bao nhiêu calo, ăn khoai mì có mập không qua bài viết sau.

Khoai mì là một trong những thực phẩm rất quen thuộc với người dân Việt. Trong củ khoai mì có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho cơ thể. Vậy khoai mì bao nhiêu calo? Chế biến khoai mì như thế nào để đảm bảo dưỡng chất?

Tìm hiểu về củ khoai mì

Cây khoai mì có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Rễ cây khoai mì được tích lũy tinh bột và phát triển tạo thành củ. Loại cây này thường được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới vì khả năng chịu thời tiết khắc nghiệt. Khoai mì được xem là một trong những cây trồng có thể chịu hạn tốt nhất.

Củ khoai mì cung cấp nguồn calo và carbohydrate dồi dào. Chúng được chế biến thành nhiều cách khác nhau luộc/hấp chín, nấu xôi, nấu chè hoặc cũng có thể nghiền thành bột khoai mì để làm bánh… Ngoài ra ít ai biết rằng, khoai mì chính là nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất bột năng.

Khoai mì bao nhiêu calo? Lợi ích khi ăn khoai mì 1 Khoai mì là món ăn quen thuộc đối với các gia đình Việt

Lợi ích của củ khoai mì

Khoai mì mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể và hỗ trợ ngăn ngừa một số căn bệnh thường gặp như:

Điều trị tiêu chảy

Khoai mì hỗ trợ cải thiện đường ruột và ngăn ngừa tiêu chảy. Trong khoai mì chứa hoạt chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và đau bụng. Hơn nữa, chúng còn hỗ trợ đào thải độc tố, ổn định hệ đường ruột và giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.

Giảm đau đầu

Trong khoai mì có chứa thành phần vitamin B2, hoạt chất riboflavin có chức năng cải thiện các cơn đau nửa đầu, đau đầu hiệu quả. Bên cạnh đó, lượng vitamin A có trong loại củ này còn giúp sáng mắt và ngăn nếp nhăn. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên lạm dụng khoai mì vì có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp tính. Hãy sử dụng khoai mì với lượng vừa phải để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Khoai mì bao nhiêu calo? Lợi ích khi ăn khoai mì 2 Sử dụng khoai mì với lượng vừa phải để tránh ngộ độc cấp tính

Cung cấp năng lượng

Khoai mì chứa hơn 95% carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng dồi dào từ đó giúp não bộ hoạt động hiệu quả tốt hơn. Một số tình trạng như loãng xương, cao huyết áp, đau đầu… được cải thiện khi bạn sử dụng khoai mì đúng cách. Ngoài ra, lượng protein có trong khoai mì giúp cơ bắp săn chắc hơn.

Khoai mì bao nhiêu calo?

Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g khoai mì có chứa khoảng 112 calo. Trong khi đó, 100g khoai lang chỉ chứa 76 calo và 100g củ cải đường chỉ cung cấp 44 calo. Do vậy, nhờ khả năng cung cấp lượng calo dồi dào so với các loại rau củ khác mà khoai mì trở thành loại cây trồng quan trọng đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, với lượng calo khá cao nên nếu ăn nhiều khoai mì cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng.

Người thường xuyên ăn thực phẩm có chứa hàm lượng calo cao dễ bị tăng cân và béo phì. Ngoài ra còn có nguy cơ cao mắc các bệnh về như tim mạch, huyết áp, xương khớp, đái tháo đường. Do đó, bạn nên ăn khoai mì với lượng vừa đủ và chia thành khẩu phần phù hợp.

Khoai mì bao nhiêu calo? Lợi ích khi ăn khoai mì 3 Khoai mì bao nhiêu calo là thắc mắc của nhiều người

Cách chế biến khoai mì đúng cách để đảm bảo an toàn 

Nhìn chung, khoai mì là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu như bạn ăn với lượng vừa đủ và được chế biến đúng cách. Dưới đây là một số bước chế biến khoai mì vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe và vẫn giữ nguyên thành phần dinh dưỡng:

  • Bó bỏ vỏ: Vỏ của củ khoai mì chứa các hợp chất cấu thành cyanua. Vì thế, bạn cần phải bóc bỏ vỏ khoai mì trước khi chế biến để tránh nguy cơ bị ngộ độc chất cyanua.
  • Ngâm: Để giảm lượng chất độc ở trong khoai mì, bạn nên ngâm chúng trong nước từ 48 – 60 giờ trước khi bắt đầu chế biến.
  • Nấu: Trên thực tế, các chất độc ở trong khoai mì thường được tìm thấy khi khoai đang sống. Do đó bạn cần nấu chín kỹ khoai mì bằng cách như: luộc, hấp hoặc nướng. Đây được xem là bước quan trọng giúp loại bỏ chất độc ở trong củ khoai mì, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bạn.
  • Kết hợp cùng protein: Bạn có thể ăn khoai mì cùng với các loại thực phẩm khác chứa nhiều protein như sữa, trứng, các loại hạt… vì protein có khả năng loại trừ cyanua ra khỏi cơ thể.
  • Ăn với lượng phù hợp: Bạn có thể tránh được những tác dụng phụ của khoai mì bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và hạn chế ăn khoai mì thường xuyên. Hiện nay, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm làm từ củ khoai mì để chế biến món ăn vì chúng chứa rất ít các hợp chất tạo ra cyanua và đảm bảo an toàn với sức khỏe của chúng ta.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề khoai mì bao nhiêu calo. Nhìn chung, khoai mì là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách. Hãy xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học và hợp lý nhé.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin