Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Khoảng trống miễn dịch là gì? Một số vấn đề trẻ có thể gặp phải trong khoảng trống miễn dịch

Ngày 22/06/2024
Kích thước chữ

Khoảng trống miễn dịch ở trẻ em là một hiện tượng phổ biến trong y học nhi khoa, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển. Đây là một tình trạng mà hệ thống miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại các mầm bệnh, gây nên sự mất cân bằng trong bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Khoảng trống miễn dịch ở trẻ em là một tình trạng mà hệ thống miễn dịch của cơ thể không hoạt động hiệu quả như bình thường. Bài viết này Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp các thông tin về các nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị cũng như các biện pháp bảo vệ sức khỏe về khoảng trống miễn dịch ở trẻ.

Khoảng trống miễn dịch là gì?

Khoảng trống miễn dịch được biết đến là khoảng thời gian trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, hệ miễn dịch của trẻ sẽ suy giảm do giảm kháng thể từ sữa mẹ (miễn dịch thụ động), và hệ thống miễn dịch chủ động từ cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, trẻ dễ bị các bệnh truyền nhiễm từ môi trường bên ngoài, gây nguy hiểm đến sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng của em bé.

Tìm hiểu về khoảng trống miễn dịch ở trẻ-1
Khoảng trống miễn dịch xuất hiện ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ hay ốm vặt và các bệnh nhiễm trùng khác có thể tái phát thường xuyên, khiến cho các bậc phụ huynh phải đau đầu với việc điều trị cho con. Việc sử dụng quá nhiều kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ cũng là một sai lầm phổ biến, có thể gây ra sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột của trẻ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh vặt.

Hơn nữa, việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách trong giai đoạn này có thể gây ra những tác động nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch là vô cùng quan trọng và cần được thực hiện một cách cẩn thận. 

Những vấn đề sức khoẻ trẻ gặp phải trong khoảng trống miễn dịch

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch thường xuất hiện nhiều vấn đề về sức khỏe. Các triệu chứng phổ biến ở trẻ bao gồm:

Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng

Trong thời gian này, trẻ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm từ môi trường bên ngoài, gây ra các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh sởi, tay chân miệng, viêm mũi họng... Nguyên nhân là do lượng kháng thể từ sữa mẹ dành cho con đã giảm, trong khi đó hệ thống miễn dịch của trẻ chưa đủ mạnh, dẫn đến sự suy yếu về kháng cự và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra, trong độ tuổi từ 6 tháng đến 36 tháng, trẻ thường rất hiếu động và tò mò về mọi thứ xung quanh. Điều này mở ra cơ hội cho các vi sinh vật gây hại từ môi trường bên ngoài tiếp cận với cơ thể trẻ, gây bệnh.

Hạn chế sự phát triển về trí tuệ và thể chất

Trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, nếu trẻ không được chăm sóc đầy đủ và không được điều trị các bệnh truyền nhiễm đúng cách, có thể dẫn đến hạn chế sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Trẻ thường có thể bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm và không có sự thông minh, nhanh nhẹn như các bạn cùng tuổi.

Tìm hiểu về khoảng trống miễn dịch ở trẻ-2
Khoảng trống miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng

Cách xử trí khoảng trống miễn dịch ở trẻ

Để bù đắp cho giai đoạn khoảng trống miễn dịch của trẻ nhỏ là một việc làm vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Cha mẹ có thể áp dụng những cách xử trí sau:

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học và đa dạng

Trong giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu được ăn những thực phẩm khác nhau. Ba mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng và khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhóm vitamin B, sắt, kẽm, iốt… để tăng cường đề kháng cho bé. Các loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang, cà chua, đu đủ, rau bắp cải, rau khoai lang, cà rốt, thịt heo, thịt gà, cá chép, bí đỏ, cam, dưa hấu, ổi, táo, lê được khuyến khích sử dụng.

Đảm bảo bé ngủ đủ giấc

Trẻ cần được ngủ từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Giấc ngủ cũng giúp tái tạo năng lượng và thúc đẩy sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ. Cha mẹ nên giúp bé xây dựng thói quen ngủ tốt, bao gồm đi ngủ sớm, giữ phòng ngủ thoáng mát và yên tĩnh.

Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh trẻ

Vệ sinh thường xuyên các đồ chơi và giường chăn giúp ngăn ngừa vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể bé. Vệ sinh tay cho bé theo đúng quy trình sau khi trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Tiêm phòng đầy đủ vắc xin

Việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ giúp bé tránh được nhiều nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Đây là biện pháp hiệu quả để bảo vệ bé khỏi các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra. Những cách tăng cường hệ miễn dịch này sẽ giúp bé có được một hệ miễn dịch mạnh mẽ và khỏe mạnh để đương đầu với các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài.

Tìm hiểu về khoảng trống miễn dịch ở trẻ-3
Tiêm phòng vắc xin giúp trẻ nâng cao miễn dịch

Kết luận, việc hiểu về khoảng trống miễn dịch ở trẻ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện của các em nhỏ. Giai đoạn này đặc biệt cần sự chăm sóc đặc biệt từ phía cha mẹ và người chăm sóc, bao gồm chế độ dinh dưỡng đa dạng và khoa học, giấc ngủ đủ giấc. Những biện pháp này không chỉ giúp củng cố hệ miễn dịch cho trẻ mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin