Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vì lý do cá nhân nào đó, một số mẹ sẽ phải tiến hành cai sữa cho bé. Vậy không cho con bú bao lâu thì mất sữa hoàn toàn?
Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình mẹ cai sữa cho bé như thế nào và cơ địa của từng người. Thường thì, sau khi ngưng cho bé bú hẳn, sữa mẹ sẽ mất hoàn toàn trong khoảng 1 tháng tiếp theo.
Không có sự quy chuẩn về mốc thời điểm ngừng tiết sữa sau khi cai sữa cho các sản phụ. Sữa tiết ra theo từng đợt và nếu như mẹ nuôi con bằng sữa mẹ không cho con bú hay nặn sữa đi thì sữa có thể tự tiêu. Chính vì vậy các mẹ không phải lo lắng là sữa tồn đọng trong bầu vú sẽ gây nguy hại cho mình. Các mẹ cũng nên chú ý vệ sinh đầu vú bằng khăn ấm để tránh viêm nhiễm tuyến vú thôi.
Mẹ nên cho bé có một khoảng thời gian để chuẩn bị tinh thần cho việc rời bỏ núm vú của mẹ bằng cách cai sữa từ từ. Đồng thời cơ thể người mẹ cũng tự nhiên dần điều chỉnh lượng sữa tiết ra giảm bớt khi bé không bú liên tục như trước. Ngoài ra, khi quyết định cai sữa cho bé, không cho con bú bao lâu thì mất sữa mẹ cũng nên dựa vào các dấu hiệu sau:
Sữa đọng lại trong ngực khiến mẹ có những cơn đau nhức rất khó chịu, việc không vắt ra hết sức trong trường hợp rất có thể khiến mẹ bị tắc tuyến sữa, nặng hơn là sự xuất hiện của các khối u trong cơ thể. Không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Vì vậy, làm hết sữa nhanh là việc làm thực sự rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mẹ. Ngoài việc vắt bằng tay hoặc máy vắt sữa thì mẹ có thể làm giảm tình trạng này bằng một số biện pháp như:
Chườm ngực bằng khăn lạnh mỗi ngày. Mẹ tuyệt đối không nên chườm nóng, tuy có thể giảm đau nhanh hơn nhưng sẽ khiến kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng trà sâm kết hợp cùng mật ong hoặc sữa để tốt hơn cho sức khoẻ, những thành phần có trong thức uống này sẽ ức chế sự hoạt động của tuyến sữa khiến chúng tiết ít hơn mỗi ngày.
Không những thế, mẹ hãy cố gắng tránh những tác động đến vùng bầu sữa, bởi những kích thích này sẽ là nguyên nhân khiến bầu sữa tiết nhiều hơn. Đồng thời, những thực phẩm lợi sữa như cháo hay chân giò,.. nên được hạn chế sử dụng mỗi ngày.
Nếu lo ngại không cho con bú bao lâu thì mất sữa hãy áp dụng các mẹo dân gian giúp mẹ nhanh mất sữa khi muốn cai sữa cho con:
Lá lốt là thực phẩm hàng đầu "tiêu diệt" sữa mẹ nhanh nhất và nó khá là hiệu quả. Nếu mẹ ăn các món có chế biến từ lá lốt sẽ khiến cho ngực mẹ nhanh mất sữa. Vì thế, mẹ có thể vắt nước uống ngày 3 cữ hoặc chế biến thành các món như nấu canh, xào với thịt,..
Đây là loại lá làm mất sữa mẹ hiệu quả khi mẹ dùng nó với liều lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều thì có thể làm tắc ti sữa của mẹ ở những lần sinh nở tiếp theo.
Bạc hà là thực phẩm rất thích hợp khiến sữa mẹ bị mất. Vi thế mẹ có thể ăn hoặc chế biến các món có lá bạc hà nếu muốn cho con cai sữa hoàn toàn.
Măng là thực phẩm rất được nhiều người yêu thích. Nó là thực phẩm hàng đầu khiến cho lượng sữa mẹ giảm dần vì thế mẹ nên cho măng vào thực đơn hằng ngày của mình khi cần cai sữa cho bé nhé.
Không cho con bú bao lâu thì mất sữa thì cách này khá đơn giản, mẹ chỉ cần lấy vài lá bắp cải cho vào ngăn mát tủ lạnh đến khi mát thì lấy ra. Đắp chúng lên ngực thì sữa mẹ sẽ từ từ rút dần. Hoặc có thể thay bằng lá chuối khô với cách làm tương tự.
Không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Trong quá trình cai sữa, mẹ không nên vắt sữa để tránh việc kích thích tuyến sữa làm việc, khiến cho sữa mẹ ra nhiều hơn. Nếu sữa về căng quá, mẹ nên vắt đi một chút cho mẹ đỡ tức và lấy khăn ấm chườm lên ngực.
Cai sữa là việc làm rất cần thiết mà mẹ và bé sẽ phải trải qua trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, việc cai sữa không đúng cách sẽ khiến quá trình này của mẹ và bé bị thất bại. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về không cho con bú bao lâu thì mất sữa.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...