Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc cho trẻ ngủ riêng từ sớm không chỉ giúp cho ba mẹ có giấc ngủ ngon hơn mà còn hỗ trợ tích cực đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy kinh nghiệm cho con ngủ riêng dễ dàng từ sớm là gì?
Theo các chuyên gia nhận định trẻ được ngủ riêng sớm sẽ hình thành tính cách tự lập ngay từ nhỏ, tăng sự tự tin trước khi bước vào thời kỳ đi học. Vậy làm cách nào cho trẻ ngủ riêng. Hãy cùng tìm hiểu các kinh nghiệm cho con ngủ riêng qua bài viết dưới đây.
Việc khuyến khích trẻ ngủ riêng từ sớm mang lại nhiều lợi ích về mặt sinh lý và tâm lý. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngủ riêng giúp trẻ hình thành chu kỳ ngủ - thức rõ ràng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và xây dựng thói quen tư duy.
Bên cạnh đó, việc ngủ riêng còn giúp trẻ rèn luyện tính tự lập, tăng cường sự tự tin và giảm thiểu sự phụ thuộc vào người lớn. Ngoài ra, việc ngủ riêng cũng tạo điều kiện cho trẻ phát triển không gian cá nhân, từ đó hình thành những thói quen sống độc lập và tự chủ.
Khi ngủ chung với bố mẹ, trẻ có thể dễ hình thành thói quen phụ thuộc không tốt như đòi ăn đêm, quấy khóc khi ngủ một mình từ đó khiến trẻ khó vào giấc và khó ngủ lại khi không may tỉnh giấc. Bên cạnh đó tiếng ồn từ xung quanh, đặc biệt là những lúc bố mẹ bất hòa, cũng ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của bé.
Theo các chuyên gia, việc cho trẻ tự ngủ mà không cần mẹ sẽ giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, trẻ tự ru mình vào giấc ngủ từ đó trẻ ngủ sâu giấc và ngủ đúng giờ hơn.
Việc trẻ tự giác vệ sinh thân thể, đánh răng hay tự giác lấy chăn gối đi ngủ dường như là một điều không thể với những trẻ ngủ chung với cha mẹ. Nhưng với các trẻ ngủ riêng phòng thì lại khác, việc ngủ riêng sẽ giúp các bé tự ý thức được những việc cần phải làm trước khi ngủ mà không cần giúp đỡ.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà cha mẹ phải rèn luyện cho bé các thói quen cần thiết, đồng thời khen ngợi, khích lệ con mỗi khi con tự giác làm việc gì đó một mình.
Khi trẻ ngủ chung với bố mẹ, trong một vài trường hợp trẻ có thể tỉnh giấc vào ban đêm và gặp phải những tình huống không phù hợp với lứa tuổi. Chẳng hạn như vô tình chứng kiến những hành vi riêng tư của bố mẹ, gây sốc và có thể dẫn đến một số chứng bệnh về tâm lý thường gặp ở trẻ.
Hay đôi khi trẻ có thể vô tình chứng kiến những xung đột, bạo lực gia đình từ đó gây ra những tổn thương tâm lý sâu sắc cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc và hành vi của trẻ sau này.
Nhiều người vẫn cho rằng việc bé ngủ chung phòng ngủ với cha mẹ là điều vô cùng an toàn, tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy, ngủ phòng ngủ riêng của bé mới là an toàn.
Trong một nghiên cứu gần đây tại Anh đã chỉ ra khoảng gần 2/3 các trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh (hội chứng SIDS) xảy ra khi ngủ chung với cha mẹ, mặc dù không xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng phần lớn có thể là do bé bị người lớn và mền gối đè lên gây ngạt thở. Ngoài ra, cha mẹ có thể mắc các bệnh lý nhiễm trùng, các bệnh về đường hô hấp từ đó vô tình lây truyền sang cho bé khi ngủ chung.
Việc cho bé ngủ riêng không chỉ tốt cho trẻ mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với các bậc cha mẹ. Bởi cha mẹ sẽ có đời sống riêng, việc cho bé ngủ riêng sẽ giúp ba mẹ có không gian thể hiện tình cảm cá nhân duy trì hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, bố mẹ cũng sẽ có giấc ngủ ngon hơn vì không phải thức dậy thường xuyên để ru trẻ ngủ hoặc đáp ứng những nhu cầu của trẻ.
Việc lựa chọn thời điểm thích hợp cho trẻ ngủ riêng cũng tùy thuộc vào từng trẻ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cha mẹ không nên cho trẻ ngủ riêng quá muộn, nhất là sau thời điểm 3 tuổi. Bời vì thời điểm này trẻ đã có khả năng phân biệt được giới tính việc cho con ngủ chung tại thời điểm này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Thời điểm sớm nhất có thể cho bé ngủ riêng là khi trẻ được từ 4 - 6 tuổi. Thời điểm này cha mẹ có thể sử dụng giường riêng hoặc nôi để bé có thể ngủ một mình mà vẫn có thể quan sát được sự an toàn của con. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc cho trẻ ngủ riêng từ sớm còn gặp phải nhiều phản đối, mọi người cho rằng việc tách trẻ ngủ riêng có thể làm trẻ lo lắng, sợ hãi.
Trước khi cho con ngủ riêng hoàn toàn, ba mẹ có thể cho con ngủ trong cũi riêng dưới sự quan sát của bố mẹ. Theo các chuyên gia, khoảng thời gian hợp lý nhất để tập cho trẻ ngủ riêng trong cũi là từ 4 - 6 tuần tuổi và duy trì cho đến khi con được 1 tuổi. Lưu ý để đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ nên đặt nôi ở nơi an toàn, nằm trong vòng kiểm soát, kiểm tra giấc ngủ của bé giữa đêm để đảm bảo con ngủ ngon và không có bất cứ vấn đề gì xảy ra.
Khi bé lớn hơn, hãy tạo cho con một không gian riêng tư nhỏ bé ngay trong căn phòng chung bằng cách sử dụng vách ngăn hoặc màn. Lúc này ba mẹ có thể trang trí góc nhỏ này thật xinh xắn và an toàn để bé cảm thấy thoải mái.
Đồng thời trong khoảng thời gian này cha mẹ có thể dạy thêm về sự riêng tư, rằng mỗi người đều cần có không gian riêng tư, việc gõ cửa trước khi vào phòng con sẽ giúp bé hình thành thói quen tôn trọng sự riêng tư của người khác. Tuy nhiên, việc cho bé ngủ cùng phòng nhưng khác giường chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn chung, dần già bố mẹ nên có kế hoạch để cho bé ngủ riêng một mình một phòng.
Việc khuyến khích trẻ em có một không gian riêng để nghỉ ngơi là một phần quan trọng trong quá trình nuôi dạy. Không gian riêng sẽ giúp trẻ phát triển tính tự lập, khả năng tự quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh. Lúc này, cha mẹ hãy dùng lời nói dịu dàng và có lý lẽ để thuyết phục trẻ ngủ riêng.
Không nên quá căng thẳng trong việc giải thích cho con hiểu bởi việc sử dụng những lời nói mang tính chất khiển trách hay tiêu cực có thể khiến cho việc trao đổi trở nên khó khăn, đôi khi có thể khiến cho trẻ sinh ra ý muốn chống lại và hình thành các phản ứng thái quá.
Để bé có thể tự ngủ được mà không quấy khóc thì ba mẹ cần phải lập kế hoạch cụ thể từng bước để rèn luyện lại tính độc lập cho con. Chẳng hạn ban đầu ba mẹ có thể ngồi gần bé khi ngủ sau đó, sẽ từ từ di chuyển đến ngồi ở 1 chiếc ghế hay cửa phòng hoặc 1 vị trí nào đó trong phòng nơi mà trẻ vẫn có thể thấy ba mẹ.
Tiếp tục di chuyển ra xa dần, đến khi bé khóc thì ba mẹ nên để yên cho bé khó khoảng 5 phút rồi vào dỗ, tiếp tục làm vậy, cuối cùng khi bé đã ngủ thì ba mẹ có thể dời đi.
Để trẻ có thể thích thú ở riêng, cần chuẩn bị phòng ngủ với các vật dụng dễ thương, xinh xắn, phù hợp với sở thích của trẻ. Nếu có thể ba mẹ có thể cho bé cùng trang trí phòng ngủ theo ý riêng.
Bên cạnh đó, cần tạo cho bé một không gian tuyệt đối an toàn, không nên để quá nhiều gấu bông trong cũi, vì những thứ đó có thể gây ngạt em bé, nhất là đối với những bé nhỏ chưa biết lật. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung camera và thiết bị monitor khác để có thể theo dõi đảm bảo cho con được an toàn.
Ra ngủ riêng được xem là bước ngoặt lớn đối với trẻ do đó để trẻ quen dần với hoạt động này, cha mẹ cần phải kiên trì, tốc độ của quá trình sẽ tùy thuộc vào khả năng của con.
Thực tế không có một thời gian cụ thể nào về thời điểm mà bé có thể ngủ riêng một mình, một số gia đình cho trẻ ở phòng riêng chỉ sau vài tháng, để cả bố mẹ và con cái đều ngủ ngon hơn. Tuy nhiên một vài gia đình lại có thể mất thời gian lâu hơn để bé có thể ngủ một mình. Do đó, ba mẹ không nên quá nóng vội khi sau vài tuần bé chưa thể ngủ một mình, nếu quá nóng vội thì mọi nỗ lực cho trẻ ngủ riêng có thể sẽ bị thất bại.
Hy vọng bài viết trên đã bổ sung cho bạn các kinh nghiệm cho con ngủ riêng. Cho con ngủ riêng có thể đem lại nhiều lợi ích đối với cả cha mẹ và bé nhiên, việc làm này không phải dễ vì bé có thể không chịu hợp tác với bố mẹ.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.