Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài phương pháp phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi bằng kỹ thuật laser hoặc siêu âm thì nhiều người lại sử dụng kim tiền thảo làm bài thuốc uống để đánh tan sỏi. Vậy thực hư như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng kim tiền thảo chữa sỏi thận trong bài viết này nhé!
Kim tiền thảo là cây thuốc nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Nam để chữa bệnh, đặc biệt là sỏi thận và sỏi tiết niệu. Mặc dù loài cây này mọc dại ở nhiều nơi ở nước ta nhưng ít ai biết những công dụng của loại dược liệu này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm dùng kim tiền thảo chữa sỏi thận và những điều cần lưu ý, tham khảo ngay nhé!
Kim tiền thảo có tên khoa học là Herba Jin Qian Cao, là cây thuộc họ đậu. Loài cây này còn có tên gọi khác là vảy rồng, đồng tiền lông, mắt trâu, dây sâm lông, bươm bướm... Đây là một loại dược liệu quý được sử dụng trong bài thuốc Nam, cây kim tiền thảo chữa sỏi thận, sỏi mật và nhiều bệnh khác.
Cây kim tiền thảo là loài cây thân thảo cao khoảng 30 - 50 cm, mọc bò. Ngọn non dẹp, có khía và phủ lông tơ trắng. Phần thân có hình trụ, màu xanh cà được phủ đầy lông mịn màu vàng hoa. Lá mọc so le, gồm một hoặc ba lá chét hình tròn có chiều dài khoảng 1.8 - 3.4 cm và rộng 2 - 3.5 cm. Đầu lá tù hoặc lõm, mặt dưới phủ lớp lông trắng bạc, mặt trên có màu lục xám nhạt.
Hoa kim tiền thảo thường mọc thành từng chùm ở kẽ lá. Tràng hoa có màu tím, hình cánh bướm. Quả kim tiền hơi cong xuống, có chiều dài khoảng 14 - 16 mm, trong quả có khoảng 4 - 5 hạt nhỏ. Cây kim tiền thảo thường mọc nhiều ở một số khu vực như Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh…
Hầu như tất cả các bộ phận của cây kim tiền thảo đều được sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc. Loài cây này thường được thu hoạch vào mùa hè, đây cũng là thời điểm cây cho nhiều lá và hoa nhất. Sau đó, sẽ được rửa sạch và đem cây đi phơi khô để dùng làm thuốc.
Theo nghiên cứu, cây kim tiền thảo có chứa các thành hóa học gồm polysaccharid, saponin triterpenic. Ngoài ra, loài cây này còn có chứa nhiều hợp chất khác như desmodilacton, desmodimin, tritriacontan, acid stearic…Trong đó, coumarin là hợp chất este, khi đi vào cơ thể và đến đại tràng (môi trường kiềm) sẽ tạo thành acid coumaric. Loại acid này sẽ có khả năng tán vỡ muối canxi và đào thải sỏi thận.
Trong Y học cổ truyền, cây kim tiền thảo là một loại dược liệu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, trừ thấp, thông lâm, lợi tiểu. Dưới đây là một số tác dụng dược lý được nghiên cứu ở mức độ tế bào trên động vật cũng như lâm sàng của loài cây này như:
Các flavonoid có trong cây kim tiền thảo sẽ giúp kiềm hóa nước tiểu và giảm nồng độ các thành phần tạo sỏi. Điều này đã giúp hỗ trợ ức chế sự hình thành của sỏi canxi oxalate ở chuột. Từ đó làm giảm sự hình thành sỏi thận trong cầu thận và ống thận. Đồng thời, loại dược liệu này còn có tác dụng lợi tiểu khiến thể tích nước tiểu tăng, giúp tăng khả năng đào thải sỏi qua đường tiết niệu. Hơn nữa, loại dược liệu này có khả năng sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ đáng kể.
Theo các tài liệu về Y học cổ truyền, cây kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc thanh lọc cơ thể và lợi niệu. Vị thuốc này còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa sỏi thận, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu vàng đậm... Tác dụng lợi tiểu của kim tiền thảo sẽ khiến lượng nước tiểu nhiều hơn, tần suất đi tiểu trong ngày cũng sẽ tăng lên. Do đó, không nên uống vào buổi tối vì sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Theo nghiên cứu, kim tiền thảo có thể làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình đào thải canxi dư thừa ra khỏi cơ thể, hạn chế được tình trạng đọng canxi tạo thành tinh thể khi chưa đạt nồng độ bão hòa.
Đồng thời, loài cây thảo dược này còn hỗ trợ tăng bài tiết citrat niệu và tăng đào thải oxalat, giảm khả năng hình thành tinh thể canxi oxalat và nguy cơ hình thành sỏi thận.
Tính kháng viêm và kháng khuẩn của kim tiền thảo sẽ hỗ trợ giảm sự viêm nhiễm trong đường niệu, giúp sỏi dễ dàng di chuyển xuống niệu quản và đào thải ra ngoài. Làm giảm tình trạng tiểu buốt, tiểu lắt rắt.
Với những công dụng trên, kim tiền thảo được xem như một loại dược liệu quý trong việc điều trị các vấn đề về sỏi thận, viêm đường tiết niệu và các vấn đề liên quan đến niệu quản.
Để việc sử dụng kim tiền thảo chữa sỏi thận an toàn và cho hiệu quả tốt nhất, cần phải kết hợp thêm với các loại thảo dược khác. Điều này cũng sẽ làm tăng công năng chữa bệnh của loại dược liệu này.
Nguyên liệu gồm 30gr kim tiền thảo, 20gr xuyên luyện tử, 10gr hoàng tinh, 10gr sinh đại hoàng, 10 - 15gr chỉ xác (sao). Đem đi sắc lấy nước uống trong ngày.
Theo lĩnh vực Y học cổ truyền, cây kim tiền thảo được xem là một loại thảo dược lành tính, an toàn và ít gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy vậy, trước khi bạn bắt đầu sử dụng, hãy để ý đến một số điểm sau đây:
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng kim tiền thảo chữa sỏi thận. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng kim tiền thảo hay bất kỳ vị thuốc nào, cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất và tránh được những nguy cơ không mong muốn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.