Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Kinh nghiệm “vàng”: Sau chuyển phôi có được tắm không?

Ngày 14/08/2023
Kích thước chữ

Chuyển phôi là quá trình thụ tinh ống nghiệm vô cùng tốn kém, phức tạp. Vì vậy, nhiều chị em thắc mắc: “Sau chuyển phôi có được tắm không?”.

Việc tắm rửa hàng ngày là điều vô cùng đơn giản, được các chị em thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn có không ít chị em lo sợ rằng việc tắm sau khi chuyển phôi có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi thai. Vậy sau chuyển phôi có được tắm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sau chuyển phôi có được tắm không?

Sau chuyển phôi, chị em cần hết sức cẩn thận trong tất cả các công việc hàng ngày. Vậy sau chuyển phôi có được tắm không? Theo các bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, sau khi chuyển phôi, chị em hoàn toàn có thể tắm như bình thường. Tuy nhiên, chị em cần chú ý chỉ tắm khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh. Đồng thời, nên tắm bằng nước ấm, không quá lạnh hoặc quá nóng.

Kinh nghiệm “vàng”: Sau chuyển phôi có được tắm không? 1
Sau chuyển phôi có được tắm không là thắc mắc của nhiều người

Với những người có thể trạng yếu, bạn chỉ nên lau qua người và vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Tốt nhất, bạn nên đợi đến khi phôi thai đã làm tổ ổn định trong tử cung thì mới tắm lại bình thường.

Hướng dẫn cách tắm sau khi chuyển phôi đúng cách

Vậy sau chuyển phôi có được tắm không? Sau chuyển phôi, bạn vẫn có thể tắm rửa, nhưng cần tuân thủ tuyệt đối theo những lưu ý quan trọng dưới đây:

Về thời gian tắm

Chị em chỉ nên tắm vào đầu giờ chiều, khi nhiệt độ trong ngày là cao nhất để tránh bị cảm lạnh. Hơn nữa, thời gian tắm lý tưởng nhất sau khi chuyển phôi là từ 5 - 10 phút. Sau vài ngày, bạn có thể tăng thời gian tắm lên 10 - 20 phút.

Kinh nghiệm “vàng”: Sau chuyển phôi có được tắm không? 2
Không nên tắm quá lâu sau khi chuyển phôi

Về tư thế tắm

Sau khi chuyển phôi, các bác sĩ khuyến khích chị em nên ngồi ghế khi tắm. Nếu muốn gội đầu, bạn cũng không nên cúi mà hãy nhờ người khác gội đầu giúp và thực hiện ở tư thế nằm.

Khi muốn vệ sinh “cô bé”, chị em cần thực hiện nhẹ nhàng, tuần tự từ trước ra sau. Không những vậy, bạn cũng không nên tắm bồn trong khoảng thời gian này để tránh các tác nhân có hại xâm nhập vào vùng kín gây viêm nhiễm. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả làm tổ của phôi.

Không xông hơi khi tắm

Nhiều chị em có thói quen xông hơi khi tắm. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế thói quen này trong ít nhất 2 ngày kể từ khi chuyển phôi. Nhiệt độ cao bốc lên có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phôi, khiến cho quá trình chuyển phôi thai thất bại.

Dấu hiệu nhận biết chuyển phôi thành công

Quá trình thụ tình ống nghiệm trong 5 ngày đầu tiên sau khi chuyển phôi là khoảng thời gian mà chị em vô cùng mong đợi để biết kết quả. Trên thực tế, bạn chỉ biết được chính xác bản thân đã chuyển phôi thành công hay chưa khi xét nghiệm Beta hCG cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, chị em cũng có thể nhận biết bằng những dấu hiệu “lạ” của bản thân. Đó là:

  • Xuất hiện dịch hồng hoặc nâu ở âm đạo.
  • Tâm trạng thay đổi, thường xuyên cảm thấy bồn chồn, nôn nao.
  • Dễ mệt mỏi và buồn ngủ hơn.
  • Thường xuyên bị chuột rút.
  • Một số chị em cảm nhận được cảm giác căng tức ở vùng ngực, kích thước bầu vú tăng lên.
  • Cảm thấy nặng và căng tức vùng bụng.
Kinh nghiệm “vàng”: Sau chuyển phôi có được tắm không? 3
Cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu thường thấy ở nhiều mẹ bầu

Cần lưu ý gì sau khi chuyển phôi?

Bên cạnh việc tắm gội, những thói quen thường ngày tưởng như vô hại khác cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chuyển phôi. Dưới đây là một số lưu ý sau khi chuyển phôi mà bạn không thể bỏ qua!

Về chế độ sinh hoạt

Bạn cần chú ý:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng.
  • Hạn chế mang vác nặng, vận động mạnh hoặc leo cầu thang.
  • Đứng lên và ngồi xuống từ từ, tránh gây chấn động phôi thai.
  • Hạn chế quan hệ tình dục.
  • Nếu cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên thăm khám ngay lập tức để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
  • Uống thuốc đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, stress.
  • Luôn giữ tâm lý thoải mái, tích cực.

Về chế độ dinh dưỡng

Trong giai đoạn chuyển phôi vô cùng nhạy cảm, chị em cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì mới có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. Vậy ăn gì để thai bám chắc?

Bạn nên tập trung bổ sung những món ăn giàu dưỡng chất như: Rau xanh, trái cây, thịt nạc, cá, trứng, sữa,... Mỗi ngày, bạn nên uống nhiều nước, ít nhất 2,5 - 3 lít nước/ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức.

Bên cạnh đó, hạn chế tuyệt đối những món ăn gây co thắt tử cung là: Nước dừa, đu đủ xanh, rau răm, rau ngót,... vì có thể gây hỏng thai. Các món ăn chứa gia vị cay nóng, chất có cồn và chất kích thích cũng cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày của người đã được thực hiện chuyển phôi.

Kinh nghiệm “vàng”: Sau chuyển phôi có được tắm không? 3
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp quá trình thụ thai đạt hiệu quả cao 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về: “Sau chuyển phôi có được tắm không?”. Việc chăm sóc bản thân sau khi chuyển phôi có thể phức tạp, đi kèm với nhiều dấu hiệu gây khó chịu cho mẹ bầu, nhưng mẹ hãy cố gắng để chào đón “thiên thần nhỏ” nhé! 

Xem thêm: Tìm hiểu ngay tư thế nằm sau chuyển phôi giúp đậu thai cực dễ!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin