Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tư thế nằm sau chuyển phôi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình “tìm kiếm” bé yêu. Vậy mẹ bầu nên lựa chọn tư thế nằm sau chuyển phôi như thế nào?
Với nhiều chị em hiếm muộn, chuyển phôi chính là bước ngoặt giúp phụ nữ chạm tay tới gần hơn thiên chức làm mẹ. Bởi vậy, có rất nhiều câu hỏi được chị em vô cùng quan tâm. Trong đó, không thể thiếu được tư thế nằm sau chuyển phôi giúp đậu thai dễ dàng hơn. Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Chuyển phôi được biết đến là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) nhằm đưa phôi thai vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành hút phôi vào một ống nhựa nhỏ. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống nhựa này vào trong lòng tử cung của người phụ nữ và đặt phôi vào giữa lòng tử cung.
Trước khi đưa vào cơ thể mẹ, phôi đã được nuôi cấy từ 3 - 5 ngày nên rất phù hợp với các cặp vợ chồng hiếm muộn, đặc biệt là khi người mẹ có thể trạng yếu. Nếu thành công, phôi sẽ nhanh chóng bám vào thành tử cung và phát triển thành thai nhi.
Tư thế nằm sau chuyển phôi quyết định trực tiếp tới tỷ lệ mang thai của chị em. Đối với từng giai đoạn cụ thể, mẹ chú ý nên chọn tư thế phù hợp nhất để tránh làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
Trong khoảng thời gian đầu ngay khi phôi được đưa vào cơ thể, bạn nên nằm thẳng, khép hai chân. Sau 4 - 6 tiếng, mẹ có thể ngồi dậy và di chuyển nhẹ nhàng. Nếu khoảng cách từ bệnh viện về nhà là quá xa, mẹ nên ở lại bệnh viện từ 2 - 3 ngày để theo dõi.
Đây là lúc phôi thai bắt đầu tìm kiếm vị trí phù hợp để làm tổ trong tử cung. Tốt nhất, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Các bác sĩ cũng khuyến nghị chị em nên nằm nghiêng về bên trái, chân trái co lên và chân phải duỗi thẳng.
Để tạo tư thế thoải mái, mẹ nên kê thêm một vài chiếc gối nhỏ ở sau lưng và giữa 2 đầu gối, đảm bảo cơ thể nghiêng một góc 30 độ.
Sau đợt kiểm tra vào ngày 14 cho kết quả xét nghiệm Beta hCG thành công, mẹ bầu có thể chọn tư thế nằm sao cho thoải mái nhất. Các mẹ có thể nằm ngửa, chân gác lên gối ôm và toàn thân thả lỏng.
Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, thai nhi lớn dần lên khiến tử cung mở rộng ra, chèn ép lên cơ hoành khiến mẹ khó thở hơn và thường xuyên ợ nóng vào ban đêm.
Mẹ nên quay trở lại với tư thế nằm nghiêng sang bên trái. Đồng thời, gối đầu cao để tránh trào ngược dạ dày. Nếu tiêu thụ lượng thức ăn quá lớn, chị em có thể lót thêm một chiếc gối nhỏ dưới lưng để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
3 tháng cuối thai kỳ là khi thai nhi phát triển lớn nhất, mẹ thường xuyên bị mất ngủ do tiểu tiện nhiều lần vào ban đêm, đi kèm với các cơn đau lưng, đau hông và chuột rút dai dẳng. Do vậy, tư thế nằm tốt nhất cho mẹ vào thời điểm này là nằm nghiêng về phía bên trái.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ăn nhiều thức ăn chứa chất béo không bão hòa đơn giúp tăng 3 đến 4 lần cơ hội có con đối với những phụ nữ đang chữa trị vô sinh bằng phương pháp IVF. Vì vậy, bên cạnh tư thế nằm sau chuyển phôi, chị em cũng cần quan tâm hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bản thân. Đó là:
Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh xa các món ăn chứa nhiều đường, đồ ăn đóng hộp, các loại gia vị cay nóng, thức uống có cồn và chất kích thích. Ngoài ra, rau răm, đu đủ sống, nước dừa, măng, khổ qua,... cũng nên được loại bỏ khỏi thực đơn để tránh gây co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai.
Chỉ cần duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với tư thế nằm sau chuyển phôi phù hợp, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng tỷ lệ đậu thai là rất cao. Chúc bạn và gia đình sớm có tin vui!
Xem thêm: Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.