Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Y học cổ truyền

Lá sung có tác dụng gì? Top 5 tác dụng không ngờ của lá sung

Ngày 29/03/2023
Kích thước chữ

Lá sung được nhiều người xem như một vị thuốc dân gian có nhiều công dụng hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh. Trong ngành y học hiện đại, lá sung cũng được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có khả năng hỗ trợ chữa bệnh. Vậy lá sung có tác dụng gì?

Lá sung có tác dụng gì? Lá sung có thể chữa bệnh gì? Những câu hỏi này được nhiều người trong chúng ta quan tâm và muốn làm rõ một cách khoa học. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về loại lá này trong bài viết dưới đây.

Lá sung là gì?

Lá sung có tác dụng gì? Theo Bác sĩ Nguyễn Thùy Trang - Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông, lá sung thường có những nốt phồng, giống như bong bóng nổ ở chiếc bánh đa nướng. Những nốt sần đó tạo thành do bị sâu Psyllidae ký sinh, thời điểm những nốt sần to như vậy thì con sâu cũng đã bỏ đi từ lâu, trong nốt sần cũng không có trứng hay sâu ký sinh sót lại. 

Theo Đông y, lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung còn thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa.

Lá sung có tác dụng gì? Top 5 tác dụng không ngờ của lá sung1
Lá sung là gì? Lá sung có tác dụng gì?

Lá sung có nốt được xem là tốt hơn những lá bình thường, có thể chữa khỏi được nhiều bệnh cực kỳ khó chịu như bệnh gan, nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm,... Thậm chí hiện tượng nốt sần chỉ xuất hiện ở những lá tươi, mới mọc từ chồi, không có ở lá già, nên nếu muốn ăn lá sung thì các bạn hãy mạnh dạn chọn những lá có nốt sần, sẽ dễ ăn, ít chát, ít xơ.

Lá sung có tác dụng gì?

Lá sung chống ung thư tiềm năng

Lá sung và mủ nhựa tự nhiên từ cây sung có khả năng kháng lại các tế bào ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan.

Lá sung giúp giảm huyết áp

Được biết là có hàm lượng kali cao, một loại khoáng chất có hiệu quả trong việc giảm và kiểm soát huyết áp cao. Lá sung còn có thể cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại

Trà lá sung có thể dùng để làm trà chữa các bệnh về gan như: nóng gan, thanh nhiệt cơ thể, vàng da,...

la-sung-co-tac-dung-gi-top-5-tac-dung-khong-ngo-cua-la-sung-2.png
Trà lá sung giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại

Cách để có được một tách trà lá sung ngon và hiệu quả trong việc chữa bệnh về gan, bạn có thể thực hiện theo cách pha dưới đây.

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị 30 gram lá sung đã được phơi khô.
  • 500ml nước lọc để nấu trà lá sung.

Cách làm:

  • Bước 1: Cho nước vào ấm và đun sôi.
  • Bước 2: Khi nước sôi, giảm nhỏ lửa, cho lá sung đã chuẩn bị vào và đun thêm khoảng 5 phút. Sau 5 phút, tắt lửa rồi cho trà ra ngoài để nguội bớt.
  • Bước 3: Tiến hành lọc lấy nước trà và lá trà thành hai phần riêng biệt sau đó sử dụng. 

Lưu ý: Tránh thêm đường, mật ong hoặc các chất tạo ngọt khác.

Lá sung có thế chữa bệnh tiểu đường 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý rằng mọi người có thể sử dụng các loại cây truyền thống để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận tác dụng bảo vệ gan và giảm glucose của quả sung và lá sung.

Lá sung có tác dụng gì? Top 5 tác dụng không ngờ của lá sung 3
Lá sung có tác dụng chữa bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu nhỏ từ năm 1998 cho thấy ở 8 người tham gia, lượng đường sau bữa ăn đã giảm khi họ dùng chất chiết xuất từ lá sung. Những người tham gia nghiên cứu cũng cần liều lượng insulin thấp hơn khi họ bổ sung chiết xuất từ lá sung.

Lá sung có tác dụng làm co búi trĩ

Ngoài có tác dụng chữa bệnh sốt, đau nhức,... lá sung còn đẩy lùi triệu chứng ở bệnh trĩ hiệu quả. Chính vì thế, việc dùng lá sung cho trường hợp người bệnh bị đau nhức khó chịu bởi búi trĩ lòi ra là một phương pháp mang đến kết quả ấn tượng.

Để làm giảm khó chịu do triệu chứng co búi trĩ, thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Bạn lấy các loại lá gồm lá sung, ngải cứu, lá lốt, cúc tần, mỗi thứ 1 nắm, thêm chén nước bồ kết đặc và củ nghệ tươi.
  • Bước 2: Đem nguyên liệu rửa sạch cùng nước muối rồi thái nhỏ.
  • Bước 3: Bỏ lá và nghệ đã thái vào nồi, thêm chừng 8 cốc nước đun sôi lên. Sau đó, cho phần nước bồ kết vào đậy kín. Đun nhỏ lửa chừng 10 - 15 phút nữa thì đổ hỗn hợp ra chiếc thau để xông hậu môn.

Lưu ý:

  • Bạn đừng quên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha muối trước khi tiến hành. Tiến hành xông bằng nước lá 15 - 20 phút rồi dùng chiếc khăn mềm sạch lau khô, nằm nghỉ ngơi 3 - 4 giờ.
  • Để đảm bảo phát huy hiệu quả lá sung cũng như sự thuận tiện trong việc chữa bệnh trĩ, bạn nên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, bạn lưu ý không dùng nguyên liệu sát vào nơi hậu môn, dễ làm tổn thương khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin giải đáp thông tin lá sung có tác dụng gì. Mong rằng các bạn đã tìm được cách để sử dụng lá sung một cách hiệu quả, đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng cho bản thân. Theo dõi thêm nhiều bài viết của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật nhiều tin tức mới nhé.

Mỹ Duyên

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.