Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lá tía tô là một loại dược liệu được nhiều người sử dụng trong đời sống hàng ngày. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cùng cách chế biến đơn giản, lá tía tô trở thành bài thuốc dân gian không thể thiếu của nhiều gia đình. Cùng tìm hiểu xem lá tía tô uống có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!
Lá tía tô từ lâu được biết đến là một loại rau gia vị vô cùng quen thuộc với chúng ta. Bên cạnh đó, lá tía tô cũng là một thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy lá tía tô uống có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lá tía tô là loài thực vật có màu xanh đậm, gân màu đỏ tía. Từ lâu, ông bà ta đã sử dụng loại lá này như một món ăn kèm và làm thuốc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nước lá tía tô có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm, cúm và virus đường hô hấp, hen suyễn, tiểu đường; các đặc tính bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh và chống trầm cảm. Một số tác dụng của lá tía tô uống có thể kể đến như:
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy, dịch chiết xuất từ lá tía tô có khả năng ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 theo nhiều cách khác nhau. Từ đó, hỗ trợ ngăn chặn virus Corona và các virus gây bệnh hô hấp khác sinh trưởng.
Trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril giúp cải thiện sắc tố da, đồng thời loại bỏ các tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu. Trong lá tía tô cũng có thành phần vitamin E giúp tăng cường độ ẩm và da mịn màng hơn.
Chiết xuất từ lá tía tô có khả năng ngăn chặn các phản ứng dị ứng xảy ra trong cơ thể.
Lá và hạt tía tô có thành phần Omega-3 cao, giúp chống oxy hóa và chống viêm đáng kể và là nguồn năng lượng cho não bộ nhằm tăng cường chức năng nhận thức, chống lại nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ ở người già. Đồng thời, Omega-3 cũng hỗ trợ trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch nếu được hấp thụ mỗi ngày.
Trong lá tía tô có đến 4 hoạt chất có thể làm giảm đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gút.
Các thử nghiệm đã cho thấy sử dụng chiết xuất từ lá tía tô hàng ngày giúp cải thiện chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, táo bón nhẹ hội chứng ruột kích thích và bệnh trào ngược dạ dày.
Trong lá tía tô có lượng lớn các thành phần như luteolin, triterpene và axit rosmarinic. Các chất này đã được chứng minh có tác dụng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.
Chiết xuất từ tía tô có hiệu quả trong điều trị hen suyễn. Chúng có thể làm tăng khả năng lưu thông khí, cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ điều trị hen suyễn. Thông tin được trích từ một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology.
Nếu bạn chưa biết lá tía tô uống có tác dụng gì thì việc hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa trên da được xem là một trong những tác dụng hàng đầu. Uống nước lá tía tô giúp giảm ngứa ngáy, buồn bực do mề đay gây ra.
Trong nước lá tía tô có nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cùng protein thực vật giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày, làm giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
Để nấu nước lá tía tô uống đúng cách và đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng cao, bạn có thể áp dụng theo gợi ý sau đây:
Nguyên liệu:
Cách nấu:
Bước 1: Rửa lá tía tô rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó rửa lại lần nữa và để ráo nước.
Bước 2: Đun sôi 2,5 lít nước lọc, sau đó cho lá tía tô vào đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 3: Sau khi nước tía tô nguội, lọc lấy phần nước và cho 2 lát chanh tươi vào, đậy nắp và uống trong ngày.
Cách bảo quản nước lá tía tô:
Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn biết được lá tía tô uống có tác dụng gì và cách sử dụng loại nước uống này. Đừng quên theo dõi trang Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích khác nhé!
Nhật Lệ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.