Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Làm gì để cải thiện chứng mệt mỏi và thay đổi khẩu vị ở trẻ bị ung thư?

Ngày 26/05/2022
Kích thước chữ

Một số lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư khi xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, thay đổi vị giác trong quá trình trị liệu sẽ được để cập trong bài viết dưới đây.

Dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư là một phần quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị của trẻ. 

Chứng mệt mỏi trong ung thư ở trẻ em là như thế nào?

Chứng mệt mỏi là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Đó có thể là vấn đề đối với trẻ em trong quá trình điều trị ung thư. Nếu con bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng thì hãy báo cho bác sĩ hoặc y tá biết.

Nguyên nhân mệt mỏi trong ung thư trẻ em

Chứng mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm quá trình điều trị ung thư, ăn chưa đủ, thiếu ngủ, trầm cảm, huyết áp thấp, và do một số loại thuốc điều trị nhất định. Có nhiều cách để bạn giúp con tránh được triệu chứng mệt mỏi này.

Làm gì để cải thiện chứng mệt mỏi và thay đổi khẩu vị ở trẻ bị ung thư?1 Có nhiều cách để bạn giúp con tránh được triệu chứng mệt mỏi này

Nên làm gì để cải thiện tình trạng mệt mỏi cho trẻ?

  • Trước tiên là hãy báo cho bác sĩ hoặc y tá biết tình trạng mệt mỏi của con bạn. Nếu chứng mệt mỏi là do nguyên nhân từ quá trình điều trị thì có thể chữa trị được. Bác sĩ hoặc y tá phụ trách có thể giúp bạn tìm ra cách thức chống chọi lại tình trạng mệt mỏi này.
  • Hãy đưa trẻ đi dạo bộ những quãng ngắn hoặc tập thể dục đều đặn, nếu có thể. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc vận động phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng mệt mỏi do điều trị ung thư.
  • Hãy đảm bảo là con bạn uống thật nhiều nước. Quá trình mất nước có thể làm cho triệu chứng mệt mỏi trầm trọng hơn. Bạn hãy cho nhóm chăm sóc sức khỏe biết là con bạn nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Nếu con bạn đang bị sụt cân thì cần cho uống những đồ uống có chứa nhiều năng lượng như nước hoa quả hoặc sữa.
  • Cần đảm bảo là con bạn ngủ đủ giấc, chọn 3 hoặc 4 giấc ngủ ngắn hoặc nghỉ ngơi thay vì một giấc ngủ dài hay một lần nghỉ ngơi dài mỗi ngày. Bạn cần bổ sung những lần nghỉ ngơi vào thời gian biểu của con bạn, lựa chọn thời gian nghỉ ngơi hợp lí cùng với một cuốn sách và một chỗ ngồi thoải mái, hoặc với một bộ phim ưa thích cùng bạn bè. Hãy cố gắng cân bằng thời gian nghỉ ngơi và thời gian vận động để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
  • Hãy tham khảo tư vấn của một chuyên gia dinh dưỡng mà có thể cùng bạn lựa chọn chế độ ăn uống tốt nhất cho con bạn.
  • Tránh để con bạn ăn những đồ ăn nhiều đường, những đồ ăn này có thể giúp tăng nhanh năng lượng cơ thể nhưng khi hết thì có thể thậm chí là mệt hơn.
  • Bên cạnh đó, hãy để con bạn ăn những đồ ăn có chứa đạm (protein), chất béo, hoặc/và chất xơ trong các bữa ăn chính và bữa ăn nhanh. Đạm, chất béo và chất xơ có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định hơn. Điều này sẽ giúp con bạn có cảm giác ổn định hơn về năng lượng trong cơ thể từ những thực phẩm ăn vào. Ví dụ, cố gắng cho con bạn ăn một miếng hoa quả cùng với một ít quả óc chó, quả hạnh, lạc hoặc các loại ngũ cốc khác. Hoặc cũng có thể ăn một ít hoa quả cùng với pho mát không chứa kem.
  • Cần đảm bảo là con bạn ăn đủ chất đạm. Cơ thể cần chất đạm để chữa trị và tạo ra các tế bào mới.
  • Đảm bảo con bạn ăn đủ lượng năng lượng cần thiết.
  • Bạn cũng cần đảm bảo con bạn dùng đủ vitamin và khoáng chất bằng cách sử dụng các loại thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp có chứa nhiều hơn 100% RDA (liều lượng của một loại dinh dưỡng nhất định nên dùng mỗi ngày) của từng chất dinh dưỡng. Hãy luôn cùng bác sĩ hoặc y tá phụ trách kiểm tra sức khỏe của con bạn để đảm bảo là con bạn có thể dùng vitamin tổng hợp. Cần lưu ý là, một số thực phẩm bổ sung dinh dưỡng có thể làm rối loạn các liệu pháp điều trị ung thư và với liều lượng cao có thể gây ra một số tác dụng xấu.

Sự thay đổi khẩu vị ở trẻ ung thư

Nguyên nhân của sự thay đổi khẩu vị ở trẻ ung thư

Bệnh ung thư và quá trình trị liệu thường gây ra những thay đổi trong thói quen và nhu cầu ăn uống của trẻ như thay đổi vị giác. Hiện tượng kém ăn có thể làm giảm cân, sức khỏe suy yếu và mệt mỏi. Do đó, giúp trẻ ăn những thực phẩm mà trẻ có thể ăn được là một phần quan trọng để giúp trẻ vượt qua quá trình trị liệu. Nếu con bạn gặp vấn đề về ăn uống hoặc nhu cầu ăn kém, bạn hãy trao đổi với nhân viên y tế.

Làm gì để cải thiện chứng mệt mỏi và thay đổi khẩu vị ở trẻ bị ung thư?2 Bệnh ung thư và quá trình trị liệu thường gây ra những thay đổi ở trẻ

Những tác động có liên quan đến việc trị liệu như cảm giác đau đớn, buồn nôn và táo bón cũng có thể làm giảm nhu cầu ăn uống của trẻ, vậy nên, kiểm soát tốt các vấn đề này có thể giúp trẻ ăn tốt hơn. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp các tình huống sau đây:

  • Trẻ nhũ nhi kém ăn – hơn 3 ngày.
  • Trẻ nhỏ mới biết đi hoặc trước tuổi đi học kém ăn – hơn 5 ngày.
  • Trẻ ở độ tuổi đi học tới 10 tuổi kém ăn – hơn 7 ngày.

Nên làm gì để cải thiện cho trẻ?

Nếu con bạn không muốn ăn vào các bữa ăn chính, hãy luôn mang theo một ít đồ ăn nhanh giàu dinh dưỡng để bé ăn khi đói.

Làm gì để cải thiện chứng mệt mỏi và thay đổi khẩu vị ở trẻ bị ung thư?3 Hãy luôn khuyến khích và kiên nhân với trẻ

Hãy thử dùng những thực phẩm như trứng luộc chín, bơ lạc (đậu phộng), pho mát, kem, thanh yến mật trộn đường, các chất bổ sung sinh dưỡng dạng lỏng, bánh tráng miệng pudding, hạt dẻ, cá ngừ hoặc gà đóng hộp, hạt ngũ cốc tổng hợp. Bạn cũng có thể thử áp dụng một số lời khuyên sau:

  • Làm cho bữa ăn của trẻ trở nên vui nhộn và luôn khen ngợi, khích lệ trẻ khi trẻ ăn khỏe và có thói quen ăn tốt. Chuẩn bị những cái đĩa đựng đồ ăn thật đẹp bày lên bàn, mở những bản nhạc hay những bộ phim mà trẻ yêu thích; hoặc cho trẻ sang chơi nhà bạn bè, hàng xóm khi ăn.
  • Cho trẻ ăn các bữa ăn nhỏ và bữa ăn nhẹ đều đặn hàng ngày thay vì 3 bữa chính.
  • Giữ miệng của trẻ luôn sạch bằng cách rửa và đánh răng thường xuyên; luôn giữ miệng của trẻ ướt thay vì để khô.
  • Cho trẻ ăn những đồ ăn trẻ thích bất cứ lúc nào trong ngày; ví dụ trẻ nhà bạn rất thích ăn đồ ăn sáng vậy thì hãy cho trẻ ăn những đồ ăn này cho bữa tối nữa.
  • Để trẻ đi chợ và chuẩn bị bữa ăn cùng bạn.
  • Tránh cáu giận, mắng hoặc đánh trẻ khi trẻ không ăn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ nếu bạn lo lắng rằng con bạn ăn không đủ dinh dưỡng.

Thủy Phan

Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin