Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ?

Ngày 29/06/2023
Kích thước chữ

Trĩ là một bệnh thường gặp, tuy nhiên nhiều bệnh nhân cảm thấy e ngại khi đi thăm khám khi có dấu hiệu bệnh. Vậy điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ thế nào?

Bất kể bạn đang gặp phải trĩ nội hay trĩ ngoại, việc hiểu về các phương pháp điều trị và phòng ngừa sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng của mình. Hãy cùng tham khảo bài viết này của Nhà thuốc Long Châu để có được những thông tin hữu ích và hướng dẫn chi tiết.

Trĩ là một bệnh thường gặp, tuy nhiên nhiều bệnh nhân cảm thấy e ngại khi đi thăm khám khi có dấu hiệu bệnh. Điều này dẫn đến việc điều trị bệnh chậm trễ, khó khăn và có thể gây ra biến chứng nặng nề cho sức khỏe của bệnh nhân.

Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ

Mỗi loại trĩ lại có những triệu chứng khác nhau, cụ thể như:

Bệnh trĩ nội

Trĩ nội xảy ra khi các tĩnh mạch cuối trực tràng bị giãn, tạo thành búi trĩ nổi trên niêm mạc trực tràng. Ban đầu, người bệnh không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận búi trĩ này, trừ khi nó sa ra bên ngoài trong quá trình đi tiêu. Tuy nhiên, sau khi đi vệ sinh hoặc khi đẩy bằng tay, búi trĩ thường tự co lại.

So với trĩ ngoại, trĩ nội thường không gây ra đau đớn nghiêm trọng, nhưng có những triệu chứng điển hình khác. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội:

  • Tăng tiết dịch nhầy: Người bệnh có thể bị chảy máu hậu môn do búi trĩ, nhưng ban đầu không nhất thiết đau. Nếu người bệnh rặn mạnh khi đi tiêu, có thể làm xước búi trĩ và ống hậu môn, gây viêm nhiễm và ngứa ngáy. Tình trạng ngứa ngáy càng nghiêm trọng ở những người có nhiều dịch nhầy hậu môn.
  • Cảm giác chưa đi hết phân: Người bệnh có thể cảm thấy như chưa đi hết phân ra ngoài, nhưng không thể đẩy hết. Ban đầu, trĩ nội khó phát hiện vì không thể sờ hay nhìn thấy búi trĩ. Sau một thời gian, búi trĩ nội có thể sa ra một phần khi đi tiêu, đặc biệt khi rặn mạnh. Búi trĩ này có kích thước nhỏ tương đương một quả nhỏ, có cảm giác mềm như dây cao su, màu hơi hồng đỏ hoặc giống màu da. Sau khi sa ra, búi trĩ thường tự đẩy vào bên trong hậu môn.
  • Ngoài ra, một người bệnh có thể có nhiều hơn một búi trĩ, và có cảm giác ngứa và nổi u xung quanh hậu môn. Thỉnh thoảng, nhiều người nhầm lẫn giữa búi trĩ nội và sa trực tràng, nhưng hai tình trạng này hoàn toàn khác nhau. Sa trực tràng là khi một phần trực tràng bị tụt khỏi vị trí và đẩy ra bên ngoài hậu môn, trong khi búi trĩ là các tĩnh mạch bị giãn.
Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ? 1
Giai đoạn đầu búi trĩ nội chưa sa ra ngoài

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại hình thành ở lớp da hậu môn, gây ra búi trĩ nổi rõ quanh vùng hậu môn, dễ nhìn thấy và sờ thấy ngay cả khi búi trĩ còn nhỏ. Trái ngược với trĩ nội, trĩ ngoại thường gây đau từ giai đoạn sớm và đau đớn sẽ ngày càng nghiêm trọng do vùng hậu môn bên ngoài tiếp xúc, cọ xát với quần áo và ghế ngồi khi hoạt động.

Dưới đây là các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ ngoại:

  • Ngứa và sưng xung quanh hậu môn.
  • Quan sát và sờ thấy một hoặc nhiều cục u bất thường nổi lên quanh hậu môn.
  • Chảy máu trong và sau khi đi đại tiện, tuy nhiên, lượng máu thường ít hơn so với trĩ nội.
  • Cảm giác đau đớn và khó chịu thường xuyên ở hậu môn.
  • Tăng tiết dịch nhầy và có thể xảy ra rò rỉ phân.
  • Hình ảnh của búi trĩ ngoại cũng có những đặc điểm tương tự như trĩ nội khi nó sa ra bên ngoài. Nhiều bệnh nhân trải qua cả hai loại trĩ đồng thời, được gọi là trĩ hỗn hợp, và trong trường hợp đó, triệu chứng sẽ đa dạng và rõ ràng hơn.
Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ? 2
Có nhiều cục u nổi lên quanh hậu môn

Trĩ huyết khối

Trĩ huyết khối là biến chứng nghiêm trọng của cả trĩ nội và trĩ ngoại, khi trong búi trĩ xuất hiện các cục máu đông gọi là tắc mạch. Triệu chứng của trĩ huyết khối cũng nghiêm trọng hơn, với tình trạng đau đột ngột hoặc kéo dài liên tục.

Để nhận biết trĩ huyết khối so với trĩ thông thường, ta có thể quan sát các đặc điểm sau của búi trĩ chứa máu đông:

  • Màu sắc: Búi trĩ có màu tím hoặc xanh lam, tương phản với màu sắc thông thường.
  • Kích thước: Búi trĩ hiển thị khối u lớn không bình thường.
  • Độ cứng: Sờ vào búi trĩ, nó không mềm mại mà thay vào đó cảm thấy cứng và chắc chắn.
  • Sưng viêm: Cảm giác sưng và viêm xung quanh búi trĩ.

Những dấu hiệu này sẽ giúp phân biệt trĩ huyết khối so với trĩ thông thường.

Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ

Dựa trên các triệu chứng bệnh trên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trĩ ngoại có thể dễ dàng được chẩn đoán thông qua việc thăm hỏi triệu chứng và khám lâm sàng trực tiếp. Tuy nhiên, với trĩ nội, quá trình chẩn đoán khó khăn hơn vì búi trĩ nằm sâu trong ống hậu môn và trực tràng. Bác sĩ có thể cần thực hiện các phương pháp sau:

  • Khám bằng tay can thiệp sâu vào hậu môn.
  • Sử dụng thiết bị soi trực tràng và soi hậu môn.

Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ về các vấn đề tiêu hóa khác, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, việc nội soi để kiểm tra toàn bộ phần đại trực tràng là cần thiết. Ngoài ra, cần phải chẩn đoán phân biệt trĩ với các vấn đề sức khỏe khác như nứt hậu môn, viêm ống hậu môn, áp xe quanh hậu môn, lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, và sa trực tràng.

Trĩ là một bệnh thường gặp, tuy nhiên nhiều bệnh nhân cảm thấy e ngại khi đi thăm khám khi có dấu hiệu bệnh. Điều này dẫn đến việc điều trị bệnh chậm trễ, khó khăn và có thể gây ra biến chứng nặng nề cho sức khỏe của bệnh nhân.

Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ? 4
Chẩn đoán bệnh trĩ bằng nội soi đại trực tràng

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ với viên uống Tottri Traphaco

Tottri Traphaco là thực phẩm chức năng được nghiên cứu và sản xuất từ các dược liệu cổ truyền, có tác dụng hỗ trợ các triệu chứng đau rát, chảy máu, co búi trĩ, đồng thời phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. 

Một số thành phần có trong viên uống Tottri như: Đẳng sâm, trần bì, hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ, đương quy, cam thảo, bạch truật, ý dĩ, liên nhục. Các thành phần có trong viên uống Tottri đều an toàn, lành tính, có thể sử dụng dài ngày.

Đối tượng sử dụng:

  • Những đối tượng bị trĩ nội.
  • Những đối tượng bị trĩ ngoại.
  • Những đối tượng trĩ cấp: Có biểu hiện chảy máu khi đại tiện, đau rát vùng quanh hậu môn và trực tràng, sa búi trĩ.
  • Những người mắc bệnh trĩ mãn tính.

Liều dùng:

Uống sau bữa ăn.

Đối với người mắc bệnh trĩ cấp tính:

  • Người lớn: Dùng từ 7 - 10 ngày, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
  • Trẻ em 10 - 15 tuổi: Dùng từ 7 - 10 ngày, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.

Dùng hỗ trợ giảm bệnh trĩ tái phát:

  • Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
  • Dùng liên tục 10 - 15 ngày, 3 - 6 tháng một đợt.
Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ? 4
Viên uống Tottri Traphaco hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ không thể tự khỏi hoàn toàn, do đó nếu điều trị đúng cách sẽ làm gíup ngăn chặn bệnh tiến triển. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ. Hãy chia sẻ nội dung này tới người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin