Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một số trẻ sau khi tiêm phòng lao bắt đầu xuất hiện hiện tượng mưng mủ và quầng đỏ xung quanh vị trí tiêm khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Vậy xử lý khi hạch lao bị vỡ như thế nào cho đúng? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu phương pháp xử lý đúng đắn trong trường hợp này nhé!
Trẻ sau khi tiêm chích ngừa lao sẽ có hiện tượng nổi hạch nách trái, đó là một phản ứng miễn dịch thường gặp ở trẻ sau khi được tiêm ngừa.
Tương tự như khi tiêm chủng các loại vắc-xin khác, tiêm vắc-xin lao cho trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ có những phản ứng phụ thông thường như:
Ngoài ra, khoảng sau 3-4 tuần, tại vị trí tiêm tiêm phòng lao sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ sau tiêm. Tại vết tiêm, xuất hiện tình trạng sưng đỏ, mưng mủ và xuất hiện một lỗ rò tiết dịch trong 2 3 ngày rồi đóng vẩy. Sau 2 tuần, vẩy sẽ bong ra và để lại vết sẹo lõm đường kính khoảng 5mm trên bắp tay. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vắc-xin lao cho trẻ đã có hiệu quả.
Ở một số trường hợp khác, sau tiêm lao từ 3 đến 5 tuần trẻ có thể bị viêm hạch, sưng hạch quanh vùng cổ hoặc sau mang tai và sẽ tự biến mất trong khoảng một tháng mà không để lại bất kỳ di chứng nào.
Sau khi tiêm phòng BCG, nếu trẻ bị nổi hạch ở nách thì rất có thể đây là viêm hạch phản ứng do BCG, ngoài ra có thể xem xét thêm những điều kiện sau đây:
Những phản ứng phụ thông thường như sốt nhẹ, mưng mủ và sưng tấy tại vết tiêm sau tiêm lao là rất bình thường, cho thấy vacxin có tác dụng nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Khi đưa trẻ về nhà, gia đình có thể theo dõi thêm các phản ứng và xử lý theo các chỉ dẫn.
Đối với hạch phản ứng sau tiêm:
Đối với vết tiêm:
Nếu các phản ứng sau khi tiêm vắc-xin lao cho trẻ trở nên nặng hơn như: sốt cao, bỏ bú...kéo dài từ 1-2 ngày, vết tiêm và hạch sưng to bất thường, kéo dài hơn 6 tuần thì cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị thích hợp.
Trường hợp trẻ bị sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt mỏi, co giật, da tím tái, hôn mê...thì cần đưa trẻ đi cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Ngược lại, trong một số trường hợp sau tiêm phòng lao, trẻ phải mất từ 1-5 tháng mới thấy xuất hiện vết mưng mủ. Nếu trong vòng 5 tháng vẫn chưa thấy tình trạng mưng mủ sau tiêm phòng lao thì phụ huynh phải chờ đợi thêm. Tuy nhiên, nếu vẫn không thấy bị mưng mủ, không thành sẹo thì gia đình nên cân nhắc mang trẻ đến cơ sở y tế để xin tư vấn và xem xét tiêm vắc-xin lao cho trẻ lại.
Những điều không nên làm:
Bé bị nổi hạch, sưng viêm sau tiêm phòng lao là phản ứng bình thường sau tiêm. Do đó, khi bé xuất hiện các triệu chứng tác dụng phụ, phụ huynh không nên quá lo lắng mà tự ý xử lý khi hạch lao bị vỡ. Các bậc cha mẹ nên bình tĩnh quan sát, chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn nếu cần thiết.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.