Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm thế nào để giảm đau đầu do suy nhược thần kinh?

Ngày 14/09/2020
Kích thước chữ

Đau đầu do suy nhược thần kinh thường gặp ở mọi đối tượng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng không lường trước được. Vậy làm như thế nào để giảm đau đầu do suy nhược thần kinh, cùng tham khảo bài viết sau nhé!

Đau đầu do suy nhược thần kinh là bệnh khá phổ biến ở nhiều người, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để chữa đau đầu do suy nhược thần kinh hiệu quả, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là một bệnh lý về thần kinh do rối loạn chức năng của võ não và các trung khu dưới vỏ não gây ra. Hầu hết thường gặp ở những người có độ tuổi từ 20 – 40, ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đặc biệt những người lao động trí óc.

Suy nhược thần kinh cũng là một trong những yếu tố tác động góp phần gây ra các bệnh như trầm cảm, hội chứng Da Costa (rối loạn thần kinh tim)…

2. Triệu chứng của suy nhược thần kinh là gì?

Bệnh đau đầu do suy nhược thần kinh được biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau dưới đây:

  • Hội chứng kích thích suy nhược: Người bệnh dễ bị kích thích, bất kỳ một tiếng động nào cũng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Sự kích thích dễ bùng mà cũng dễ tắt để thay thế bằng triệu chứng suy nhược, chóng mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng.
  • Nhức đầu: Người bệnh thường than phiền nhức đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Thời gian nhức đầu xuất hiện rất khác nhau tùy từng bệnh nhân. Có thể đau suốt ngày hoặc một vài giờ. Đau đầu tăng lên khi xúc động, mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt.
Đau đầu là biểu hiện của suy nhược thần kinhĐau đầu là biểu hiện của suy nhược thần kinh
  • Mất ngủ: Giấc ngủ thường không sâu, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, trằn trọc nóng lòng chờ đợi giấc ngủ vì thế càng mất ngủ. Ánh sáng, tiếng động làm người bệnh khó ngủ, sáng dậy thấy mệt mỏi rã rời, uể oải, toàn thân nặng nề đặc biệt là tay chân. Ban ngày người bệnh cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được.
  • Triệu chứng cơ thể và thần kinh: đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống. Rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, run tay chân, run lưỡi,…
  • Rối loạn thực vật nội tạng đa dạng: mạch không ổn định khi chậm khi nhanh, huyết áp dao động với chiều hướng hạ. Đánh trống ngực, đau vùng tim, thân nhiệt tăng hoặc giảm, tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn vòng kinh,..
  • Triệu chứng tâm thần: rối loạn cảm xúc, cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, hồi hộp lo lắng về bệnh tình, khí sắc hơi trầm. Khả năng tập trung chú ý kém, giảm sút trí nhớ nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế.

3. Suy nhược thần kinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì cho người bệnh?

Làm việc quá sức làm bạn bị suy nhược thần kinh - điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ bạnLàm việc quá sức làm bạn bị suy nhược thần kinh - điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ bạn

Theo như chia sẻ của các chuyên gia, bệnh suy nhược thần kinh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Thế nhưng, nó lại gián tiếp gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh:

  • Khi hệ thần kinh của chúng ta gặp vấn đề, chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh giao cảm và hệ tim mạch. Các chức năng của tim mạch cũng bị ảnh hưởng lớn. Người bệnh có thể bị tăng huyết áp, co mạch, kích thích tiết mồ hôi.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có biểu hiện thở nông, thở dồn dập, khó thở, tăng tiết dịch và tăng co thắt rất nguy hiểm. Một số người bị suy nhược thần kinh có biểu hiện khó thở, loạn nhịp tim, đau ngực, đau nhói vùng tim… Tuy nhiên, khi thăm khám lại không phát hiện bệnh lý bất thường ở tim. Điều này lại càng khiến người bệnh lo lắng hơn và từ đó bệnh suy nhược thần kinh sẽ trở nên nặng hơn.
  • Suy nhược thần kinh cũng khiến người mắc bị mất ngủ trầm trọng: Người bệnh mặc dù rất buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ ngon, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc… Điều này tác động xấu đến tinh thần, sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài mất ngủ, người bệnh còn phải chịu đựng các cơn đau đầu từ nhẹ đến nặng, kéo dài, âm ỉ rất khó chịu gây suy giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung.
  • Những người bị suy nhược thần kinh cũng dễ gặp phải sự rối loạn hành vi, cảm xúc. Họ rất dễ cáu gắt, bực bội và khó chịu. Dần dần người bệnh thu mình lại với cuộc sống, với xã hội và họ dễ rơi vào trầm cảm, tăng nguy cơ tự sát.
  • Đồng thời, những người bị suy nhược thần kinh cũng gặp một số ảnh hưởng như: cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, trí nhớ suy giảm, hoa mắt, chóng mặt, mệt tim, rối loạn bài tiết…

 

Suy nhược thần kinh nếu không điều trị có thể dẫn đến trầm cảmSuy nhược thần kinh nếu không điều trị có thể dẫn đến trầm cảm

4. Giảm đau đầu do suy nhược thần kinh bằng cách nào?

Vì bệnh xảy ra là do yếu tố tâm lý, môi trường, xã hội nên bệnh có thể chữa khỏi với điều kiện tiên quyết là phải tìm được nguyên nhân gây ra bệnh.

Các cách trị đau đầu do suy nhược thần kinh:

  • Sử dụng liệu pháp tâm lý: Bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân thông qua các buổi tư vấn giải tỏa vướng mắc tâm lý để tìm ra căn nguyên của bệnh. Ngoài ra các biện pháp trấn an tâm lý như thể dục dưỡng sinh, các bài khí công, châm cứu, trị liệu bằng hương liệu, xoa bóp cũng được sử dụng để giúp bệnh nhân thư giãn, thả lỏng cơ thể giúp ổn định và cân bằng tâm lý cho bệnh nhân.
  • Sử dụng thuốc: Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh thường là những thuốc tăng cường hệ tuần hoàn não (tanakan 40mg, arcalion), các thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng (giảm đau kháng viêm như paracetamol, diclofenac…), thuốc an thần (seduxen, elenium,valium, stilnox, mimoza), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, SSRI) và các Vitamin nhóm B.
  • Ngoài ra đông y cũng được cân nhắc dùng cho bệnh nhân để hạn chế các tác dụng không mong muốn như sử dụng tâm sen, lạc tiên…có tác dụng an thần hiệu quả.
Bạn nên duy trì lối sống lạc quan và tích cực để phòng tránh triệu chứng đau đầu do suy nhược thần kinhBạn nên duy trì lối sống lạc quan và tích cực để phòng tránh triệu chứng đau đầu do suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn tác động tiêu cực đến những người xung quanh, gây phiền toái trong công việc giao tiếp với mọi người. Vì vậy, bạn nên thường xuyên giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, không nên làm việc quá sức, cần nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp bản thân có một sức khỏe tốt, tinh thần tốt.

Nếu có bất cứ vấn đề gì ảnh hưởng đến tâm lý, đừng ngần ngại bày tỏ với người thân bạn bè hoặc tìm đến các chuyên gia tâm lý, y bác sĩ để được tư vấn và điều trị nếu phát hiện ra bệnh.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn sẽ có thêm những kiến thức để giảm đau đầu do suy nhược thần kinh và có phương pháp phòng chữa bệnh hiệu quả. 

Xem thêm: 

Yến Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin