Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều và trở nên tích cực hơn?

Ngày 20/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đã và đang gặp nhiều vấn đề tâm lý và liên tục suy nghĩ nhiều.

Suy nghĩ nhiều hay còn được biết đến với thuật ngữ “overthinking” là trạng thái được nhiều người quan tâm hiện nay. Việc không ngừng thúc đẩy bản thân buộc bạn phải suy nghĩ và hành động liên tục, đây là khía cạnh rất tốt. Tuy nhiên mặt trái của việc suy nghĩ quá nhiều sẽ dễ khiến bạn rơi vào tiêu cực. Vậy làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

Overthinking và những điều cần biết

Overthinking trở nên rất phổ biến với giới trẻ bởi thế hệ trẻ hiện nay đã dần nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý và muốn kiểm soát chúng theo hướng tích cực. Việc suy nghĩ quá nhiều khiến bạn liên tục đánh giá, cảm thấy không hài lòng và liên tục đau khổ. Trước khi giải đáp về thắc mắc làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều, ta cùng tìm hiểu một số thông tin về về xu hướng overthinking.

Suy tư về quá khứ và lo lắng về tương lai là tình trạng nhiều người gặp nhất. Những đối tượng hay lo lắng thường có xu hướng cảm thấy bị mắc kẹt và không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để. Tâm lý lo lắng về một vấn đề gì đó trong thời gian ngắn có thể kích thích bạn hành động, đây là khía cạnh tốt. Tuy nhiên overthinking sẽ chuyển hướng thành độc hại khi chúng ngăn bạn đặt ra mục tiêu, ảnh hưởng đến tinh thần.

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều và trở nên tích cực hơn? 1
Suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống

Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị suy nghĩ quá nhiều? Đó là khi bạn không thể nghĩ đến việc gì khác ngoài vấn đề mà bạn đang gặp phải. Ngoài ra lúc này bạn liên tục lo âu, bất an, kiệt quệ về tinh thần kèm nhiều suy nghĩ tiêu cực. Đặc biệt những ai hay suy nghĩ nhiều thường có xu hướng tưởng tượng những viễn cảnh xấu nhất, nghi ngờ quyết định, giá trị của bản thân và phóng đại tiểu tiết. Lúc này buộc bạn phải thoát khỏi dòng suy nghĩ hiện có, ngăn cản chúng trở thành “vòng lặp tiêu cực”, hạn chế quan trọng hóa vấn đề.

Suy nghĩ quá nhiều thực sự là trạng thái nguy hiểm không nên chủ quan. Dù bạn đang ở mức độ overthinking nào thì chúng đều ảnh hưởng đến cả tinh thần, sức khoẻ tâm lý và hiệu suất công việc. Đến một giới hạn nhất định, người mắc overthinking sẽ cảm thấy quá tải, có thể nhức mỏi cơ thể, đau đầu, chán ăn, mất ngủ, khó tập trung.

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều

Như đã đề cập, suy nghĩ quá nhiều sẽ làm bạn rất mệt mỏi và tự đánh mất sự tự tin vốn có của chính mình. Dưới đây là những cách để bạn ngừng overthinking:

Tự nhận thức vấn đề của bản thân

Nguyên tắc đầu tiên để bạn thoát ra khỏi tình trạng suy nghĩ quá nhiều là nhận ra vấn đề bản thân đang gặp phải. Hãy để ý đến trạng thái của bản thân như tâm trạng cáu kỉnh, lo lắng, cảm thấy căng thẳng đang gia tăng. Lúc này điều nên làm là trấn an bản thân và cố gắng kiểm soát tâm trí thật bình tĩnh.

Đánh lạc hướng suy nghĩ

Chuyển dòng suy nghĩ là một trong những cách làm thông minh để ngừng overthinking. Hãy tạm gác lại công việc đang làm, dành thời gian để nấu một món ăn mà bạn thích, vẽ một bức tranh hay tập luyện một bộ môn thể thao phù hợp. Những cách làm này giúp bạn bình ổn hơn và tỉnh táo hơn để giải quyết được vấn đề mà bạn đang suy nghĩ.

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều và trở nên tích cực hơn? 2
Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều? Hãy đánh lạc hướng suy nghĩ hiện tại

Nhìn nhận tổng quan và hành động

Đa phần stress thường xảy ra khi ta chưa bắt tay vào thực hiện điều gì còn dang dở. Một khi đã thực hành, mọi căng thẳng sẽ không còn hoặc còn rất ít và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó. Trước khi hành động, bạn cân nhắc rất nhiều và dễ bị overthinking. Mọi chuyện sẽ trở nên thông suốt hơn khi bạn nhìn sự việc một cách tổng quan, mở rộng nhiều góc nhìn và từ đó bắt đầu thực hiện dần những đầu công việc được vạch ra.

Cách để bản thân luôn tích cực

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi bản thân mỗi một người đều cố gắng trở nên tốt hơn, thành công hơn thì áp lực là điều phải đối mặt thường xuyên. Vậy sau khi giải đáp được thắc mắc làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều, ta cần quan tâm đến một câu hỏi lớn hơn là cách để bản thân duy trì được trạng thái tích cực. Một số mẹo sau đây mà bạn nên nắm để sống yêu đời hơn:

  • Giữ nhịp sống lành mạnh: Những ai có chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, tập luyện khoa học sẽ ít gặp những vấn đề tâm lý hơn. Bởi lúc này cơ thể của bạn về mặt thể chất luôn tràn đầy năng lượng từ đó nó ảnh hưởng rất tích cực để tâm trí của bạn. Nên ngủ đủ giấc, tập một bộ môn thể thao phù hợp với thể lực của bản thân, ăn đúng bữa và tích cực duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ là điều rất nên làm.
  • Biết ơn: Đôi khi việc chạy theo những mong muốn của bản thân và không ngừng so sánh với người khác khiến bạn trở nên bất hạnh. Hãy rèn luyện sự biết ơn để suy nghĩ tích cực hơn. Viết ra ba điều “đáng yêu” mà bạn đã bắt gặp mỗi ngày để thấy cuộc sống này rất đáng giá. Ngoài ra nên hòa mình cùng thiên nhiên, đi dạo nhiều hơn để biết bản thân nên trân quý khoảnh khắc hiện tại.
  • Giúp đỡ người khác: Thực tế bản thân chúng ta luôn mong muốn được công nhận và muốn mình trở thành người có ích. Vậy tại sao không thử giúp đỡ người khác dù là những việc nhỏ nhất để cảm thấy hạnh phúc hơn. Đơn giản chỉ là san sẻ đồ ăn vặt, chỉ đường hay dắt xe hộ người khác,... tất cả sẽ khiến bạn tích cực hơn mỗi ngày.
Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều và trở nên tích cực hơn? 3
Giữ nếp sống thật lành mạnh là yếu tố thúc đẩy suy nghĩ tích cực

Trên đây là những chia sẻ về làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về overthinking và có cho bản thân những cách để kiểm soát được trạng thái tâm lý hiệu quả nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm