Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chắc hẳn bà mẹ nào cũng muốn mình có thật nhiều sữa để cho con bú. Tuy nhiên, đôi khi sữa nhiều cũng mang đến phiền toái như rỉ sữa, chảy sữa hết sức đáng ghét cho cả mẹ và bé. Vậy chúng ta phải làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy?
Một vài tuần đầu tiên sau khi cho con bú có thể là những tuần vô cùng khó chịu bởi sữa mẹ có thể rỉ ra bất cứ lúc nào. Chúng chảy nhỏ giọt hay thậm chí là phun ra từ bầu ngực mẹ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Khi đó chúng ta cần làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy các mẹ đã biết chưa?
Phần lớn người nuôi con bằng sữa mẹ đều gặp phải tình trạng sữa về quá ồ ạt chỉ vài ngày sau sinh. Không chỉ khiến ngực mẹ luôn căng tức khó chịu mà sữa về quá nhiều còn dẫn đến rất nhiều vấn đề phiền toái. Chẳng hạn như thấy phần ngực áo của mình luôn ẩm ướt do rỉ, chảy sữa.
Hơn nữa nếu không chú ý vệ sinh đúng cách thì điều này còn dẫn đến tình trạng viêm tắc tia sữa, áp xe. Thế nên chúng ta phải lưu ý làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy. Bên cạnh đó, khi sữa chảy quá nhiều trẻ sơ sinh dễ không bú kịp và bị sặc, trớ.
Song song đó, bé cũng có thể bị khó bú được vì không ngậm ti đúng cách. Cuối cùng, khi mẹ có quá nhiều sữa, bé thường sẽ chỉ được bú lượng sữa đầu mà không nhận đủ lượng sữa cuối vốn giàu năng lượng hơn. Đây cũng chính là lý do bé sẽ mau đói hoặc lên cân kém hơn.
Làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy gây khó chịu?
Tình trạng sữa mẹ bị chảy có thể xảy đến vô cùng đột ngột. Khi có cảm giác râm ran do xuống sữa, trước khi chúng ta kịp chộp lấy miếng lót thấm sữa hoặc áo để che lại thì nhìn xuống đã thấy một vòng tròn ướt át lộ rõ trên áo. Sữa còn có thể chảy nhỏ giọt ra từ bên ngực này khi đang cho con bú bên ngực kia nữa.
Nếu con của bạn đã thích nghi với thời gian bú sữa đều đặn mỗi ngày thì ngực có thể chảy sữa nhỏ giọt như áng chừng thời gian bé sắp bú mẹ nữa. Mặc dù tình trạng sữa chảy dễ khiến các mẹ ngượng ngùng và khó chịu, không ngừng lo lắng làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy. Nhưng bạn cũng đừng lo quá bởi tác dụng không mong muốn khi cho con bú này hoàn toàn bình thường và rất phổ biến, nhất là trong những tuần đầu tiên.
Chảy sữa hoặc chỉ chảy rất ít trong những tuần đầu sau sinh đều rất bình thường. Thực tế các mẹ có con lần hai có thể thấy ngực mình ít bị chảy sữa hơn. Và phần đông các mẹ đã cho bú thành thói quen thì cơ thể sẽ sớm ổn định và giảm chảy sữa đi đáng kể.
Chảy sữa thường xuất hiện ở những tuần đầu sau sinh
Vậy để vượt qua nỗi lo ướt áo này phải làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy? Thực tế chúng ta không thể đóng vòi sữa mẹ bị rỉ lại được. Nhưng thay vào đó các mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây để đỡ mệt mỏi hơn khi chung sống với rỉ sữa.
Dùng nhiều miếng lót thấm sữa: Trong những tuần đầu tiên của thời kỳ hậu sản, chúng ta phải thay rất nhiều miếng lót thấm sữa thường xuyên. Cũng giống như thay tã cho bé, những miếng lót này nên được thay mỗi khi chúng bị ướt. Nếu thấy sữa chảy ướt áo vào ban đêm thì hãy lót khăn tắm trước lúc ngủ để bảo vệ giường.
Mặc đồ có thể che vết ướt do chảy sữa: Thay vì lo lắng làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy thì chúng ta nên chủ động mặc đồ có sơn hình trước ngực để giấu đi. Hoặc luôn mang theo áo len, áo khoác ngoài để có thể mặc nhanh vào khi thấy có biểu hiện chảy sữa.
Cho bé bú thường xuyên hơn hoặc vắt bớt sữa: Vắt sữa bằng tay hoặc máy có thể giúp ngực đỡ căng tức. Tuy nhiên các mẹ cũng đừng hút cạn sữa hai bên ngực chỉ bởi ngăn chảy sữa. Bởi hành động này không những không kiểm soát được tình trạng chảy sữa, mà thay vào đó sữa càng vắt kiệt nhiều lần thì chúng lại càng sản xuất ra nhiều hơn và tình trạng sữa rỉ ra càng nặng hơn.
Giữ một thế tư thế cho bú: Hành động này sẽ giúp bé đối phó với dòng sữa mẹ tốt hơn. Chúng ta có thể thử cho bé bú ở tư thế ngồi, đặt vùng bụng áp với bụng mẹ còn mẹ thì ngồi dựa ra sau để làm chậm dòng sữa mẹ nhờ trọng lực. Đây cũng là một trong những cách cho con bú sữa mẹ rất hiệu quả.
Giữ tâm trạng vui vẻ: Việc giữ tinh thần tốt sẽ giúp chúng ta đối phó thành công tình trạng khó chịu này, thay vì lo lắng làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy thường trực. Hơn nữa khi việc cho bé bú đã vào nếp và sữa đã sản xuất ổn định thì chúng ta có thể lấy lòng bàn tay ấn vào đầu vú ở góc nào kín đáo. Hoặc choàng tay chặt trước ngực khi có cảm giác sữa sắp chảy ra.
Hút bớt sữa ra để giúp bầu ngực bớt căng tức nhưng cũng đừng hút cạn
Việc sữa mẹ xuống quá nhiều không những làm ta đau tức khó chịu mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Trẻ bú quá nhiều lượng sữa đầu thay vì sữa cuối dẫn đến bị đầy hơi. Có những trường hợp không thể kiểm soát được dòng sữa khiến trẻ không bú mẹ hay bú không đủ sữa.
Nếu kéo dài trẻ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, chậm lớn và chậm phát triển. Cũng bởi thế mà các mẹ rất lo lắng tìm cách làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy. Sau khi tìm hiểu, bạn hãy nhớ áp dụng ngay để nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và con nhé.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.