Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lấy máu gót chân có thể xét nghiệm những bệnh gì?

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ

Xét nghiệm mẫu máu gót chân là một phương pháp hiệu quả để sàng lọc những bệnh lý bẩm sinh của trẻ, giúp cha mẹ có những kế hoạch chăm sóc, điều trị hợp lý. Vậy lấy máu gót chân có thể xét nghiệm những bệnh gì?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là loại xét nghiệm máu sẽ giúp trẻ sớm phát hiện và thực hiện chữa trị kịp thời một số bệnh lý về rối loạn nội tiết hoặc chuyển hóa bẩm sinh, tăng tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 95%. Trẻ được chữa trị kịp thời sẽ được phát triển khỏe mạnh như những trẻ bình thường.

Lấy máu gót chân là gì?

Lấy máu gót chân là một thủ thuật y tế hiện đại được thực hiện trên trẻ sơ sinh. Kỹ thuật viên sẽ dùng kim lấy máu chuyên dụng để chích vào gót chân của trẻ sơ sinh. Có thể rút được từ 2 đến 5 giọt máu. Số lượng giọt máu cần lấy sẽ tùy thuộc vào bệnh lý mà trẻ cần được sàng lọc. Mẫu máu sẽ được thấm vào giấy đặc biệt rồi chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích trên máy chuyên dụng.

Lấy máu gót chân có thể xét nghiệm những bệnh gì?
Lấy máu gót chân là một thủ thuật y tế hiện đại được thực hiện trên trẻ sơ sinh

Để có kết quả chính xác nhất nên lấy mẫu máu gót chân trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi sinh. Ngoài ra, việc xét nghiệm sớm có thể giúp phát hiện sớm các nguy cơ và có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro cho trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ sinh non hoặc cần truyền máu hay dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch thì bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể để lấy mẫu máu gót chân của trẻ.

Tại sao cần thực hiện lấy máu gót chân?

Nhiều trẻ em gặp một số vấn đề về sức khỏe ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên đối với một số bệnh sẽ không có triệu chứng và khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, để lại nhiều biến chứng, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Xét nghiệm máu gót chân ở trẻ sơ sinh có thể phát hiện sớm một số bệnh bẩm sinh như bệnh về nội tiết, bệnh di truyền, rối loạn chuyển hóa…, để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro về sức khỏe của trẻ. Trẻ có nguy cơ bị bệnh sẽ có cơ hội lớn lên khỏe mạnh. Đồng thời, chi phí điều trị giảm, gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội cũng sẽ được giảm bớt.

Ngược lại nếu trẻ không được sàng lọc và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì bệnh sẽ gây tổn thương nghiêm trọng, khó hồi phục hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thần kinh, tâm lý, thể chất, trí tuệ của trẻ.

Thực hiện lấy mẫu máu gót chân có nguy hiểm không?

Trên thực tế máu có thể được lấy từ bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể trẻ để xét nghiệm. Tuy nhiên, vùng gót chân có lượng máu lớn và dễ lấy máu hơn. Ngoài ra, gót chân cũng là vùng ít nhạy cảm hơn các vùng khác nên trẻ sẽ ít cảm thấy đau hơn trong quá trình lấy máu.

Lấy máu gót chân có thể xét nghiệm những bệnh gì? 1
Vùng gót chân có lượng máu lớn, dễ lấy máu và ít cảm thấy đau hơn trong quá trình lấy máu

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình có thể gặp nguy hiểm trong quá trình lấy máu gót chân. Nhưng nếu việc xét nghiệm được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và thực hiện đúng quy trình thì phụ huynh có thể yên tâm.

Lấy máu gót chân có thể xét nghiệm những bệnh gì?

Lấy máu gót chân xét nghiệm máu ra những bệnh gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh và dưới đây là câu trả lời cụ thể:

Bệnh Phenylceton niệu

Bệnh Phenylceton niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa axit amin phenylalanine được di truyền bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể và có tỷ lệ mắc khá cao. Loại rối loạn này ảnh hưởng đến 1 trên 10.000 đến 20.000 trẻ sinh ra.

Trẻ bị Phenylceton niệu thường không có triệu chứng sau khi sinh. Thông thường, một số biểu hiện sẽ xuất hiện khi trẻ được vài tháng tuổi. Một số triệu chứng có thể xảy ra như sau:

  • Trẻ thường buồn ngủ.
  • Chán ăn và bú sữa kém.
  • Co giật.
  • Xuất hiện vết ban đỏ trên da.
  • Có dấu hiệu nôn mửa, buồn nôn.
  • Màu tóc nhạt hơn.
  • Một số dấu hiệu rối loạn tâm thần như hung hăng hoặc tự làm đau bản thân.

Khi bệnh chuyển biến nặng thì trẻ có thể bị rối loạn tâm thần, bất thường về hành vi, động kinh… Chỉ cần điều trị sớm và có chế độ ăn uống hợp lý thì tình trạng bệnh có thể được kiểm soát tốt và ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt là trẻ vẫn có thể cư xử như những đứa trẻ khác.

Bệnh hồng cầu hình liềm

Hầu hết những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm chỉ sống được từ 45 đến 47 tuổi. Bệnh di truyền này rất phổ biến và có các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Thiếu máu do tắc nghẽn mạch máu.
  • Da xanh hoặc vàng nhạt.
  • Gan, lá lách và tim to lên.
  • Nôn mửa thường xuyên.
  • Loét ở mắt cá chân.
  • Viêm đường mật.
  • Sốt.
  • Khó thở, đau ngực

Bệnh xơ nang

Trẻ bị bệnh xơ nang có thể gặp phải một số dấu hiệu như khó tăng cân, tắc ruột phân su, ho dai dẳng, thở khò khè…

Nếu không được điều trị sớm thì căn bệnh di truyền tuyến ngoại tiết này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tụy ngoại tiết, bệnh phổi mãn tính hay một số bệnh về gan mật. Hiện nay, chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm để kéo dài cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.

Lấy máu gót chân có thể xét nghiệm những bệnh gì? 2
Lấy máu gót chân có thể xét nghiệm ra bệnh xơ nang

Bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Tỷ lệ mắc bệnh thường là 1/1000 đến 2500 trẻ sơ sinh. Trẻ được phát hiện kịp thời sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng theo chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactose trong máu

Khi mắc bệnh này, galactose dễ tích tụ trong máu gây tổn thương não, thận, gan và các cơ quan khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

Bệnh thiếu men G6PD

Tình trạng cơ thể giảm khả năng tổng hợp G6PD của cơ thể bị giảm hoặc không thể tổng hợp được. Tình trạng này khiến hồng cầu dễ bị phá vỡ và có thể dẫn đến thiếu máu, tăng bilirubin trong máu

Trên đây là lời giải đáp về vấn đề lấy máu gót chân có thể xét nghiệm những bệnh gì. Khi thực hiện xét nghiệm mẫu máu gót chân sẽ giúp phát hiện những bệnh tiềm tàng trong trẻ, giúp cha mẹ có những cách chăm sóc trẻ hợp lý hơn.
Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.