Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dịch hạch hay "cái chết đen" là dịch bệnh đã gây ra khủng hoảng y tế và xã hội trong nhiều thế kỷ. Bệnh dịch hạch không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những biến động lớn về văn hóa, kinh tế và chính trị. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu lịch sử bệnh dịch hạch và hành trình đấu tranh với căn bệnh này của nền y tế thế giới.
Tác động của các trận dịch hạch trong quá khứ vẫn còn vang vọng qua nhiều thế kỷ, nhắc nhở chúng ta về sự tàn phá mà bệnh tật có thể gây ra cho cộng đồng. Cùng khám phá lịch sử bệnh dịch hạch trong bài viết dưới đây.
Lịch sử bệnh dịch hạch không thể nào không nhắc đến cái chết đen ở Châu Âu, khởi nguồn của đại dịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cái chết đen có lẽ là đại dịch được ghi nhận sớm nhất. Phải mất khoảng bốn năm để nó di chuyển dọc theo con đường tơ lụa từ thảo nguyên Trung Á qua Crimea đến các vùng cực Tây của châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.
Chỉ riêng ở châu Âu, đại dịch này đã xóa sổ khoảng một đến hai phần ba dân số. Nhiều khu vực ở Châu Âu lần đầu tiên gặp phải căn bệnh này và không biết cách ứng phó khiến số lượng người chết gia tăng liên tục. Có thể các đợt bùng phát của các bệnh khác như bệnh đậu mùa và bệnh phong cũng được cho là do bệnh dịch hạch vào thời điểm đó.
Các triệu chứng phổ biến là xuất hiện các hạch đau đớn ở bẹn, cổ và nách, sau đó tiết ra mủ và máu, chính vì vậy căn bệnh này được gọi là dịch hạch. Tiếp theo là sốt cấp tính và nôn ra máu. Nạn nhân thường tử vong trong khoảng từ hai đến bảy ngày sau khi bị nhiễm bệnh với tỷ lệ 60 - 90% người mắc bệnh.
Làn sóng dịch hạch đầu tiên bắt đầu lắng xuống ở châu Âu sau bốn năm, nhưng các ổ dịch vẫn còn tồn tại và các đợt bùng phát nhỏ lẻ vẫn tiếp tục cho đến khi đại dịch thứ hai bùng phát vào cuối những năm 1500.
Đại dịch thứ hai chứng kiến một dạng bệnh nguy hiểm hơn tại nhiều quốc gia. Ở Pháp, tình hình bệnh dịch nghiêm trọng đã giết chết hai triệu rưỡi người trong khoảng thời gian từ năm 1600 đến năm 1670. Số lượng người chết tăng cao tương tự ở các quốc gia như Ý, Hà Lan và Anh.
Đợt bùng phát lớn cuối cùng ở London là vào năm 1665 - 1666, ngay trước vụ đại hỏa hoạn London. Các đợt bùng phát ở Tây Âu đã giảm từ giữa những năm 1600. Đợt dịch lớn cuối cùng ở Pháp là năm 1720 và ở Nga là những năm 1770. Lý do tại sao nó giảm vẫn chưa được làm rõ nguyên nhân.
Các đợt bùng phát dịch hạch tiếp tục ở Châu Á trong suốt những năm 1800. Làn sóng đại dịch thứ ba bắt đầu ở miền Nam Trung Quốc vào năm 1865, lan rộng về phía nam và phía tây. Từ năm 1894 đến năm 1929, có hơn 24.000 ca bệnh ở Hồng Kông. Từ Hồng Kông, dịch bệnh xâm nhập vào các cảng của Ấn Độ, khiến 12 triệu người tử vong trong 20 năm.
Đến cuối những năm 1800, sự phát triển của vi khuẩn học và kiểm soát nhiễm trùng đã giúp các nhà nghiên cứu y khoa lần đầu tiên có thể quan sát và điều tra căn bệnh này một cách chi tiết. Năm 1898, Paul Louis Somond đã xác định cơ chế lây truyền là thông qua bọ chét, chúng truyền vi khuẩn từ vật chủ bị nhiễm sang vật chủ không bị nhiễm thông qua vết cắn của chúng.
Khi bệnh dịch bùng phát ở Bombay thuộc Ấn Độ vào năm 1893, tại quận Nowroji Hill, một bác sĩ người Goa tên là Acacio Viegas là người đầu tiên xác định căn bệnh này là bệnh dịch hạch. Chiến dịch dọn dẹp các khu ổ chuột và tiêu diệt chuột của ông đã thúc đẩy chính quyền thuộc địa triệu tập các chuyên gia khoa học, bao gồm cả Waldemar Haffkine.
Haffkine đã làm việc tại Viện Pasteur ở Paris và đang phát triển vắc xin phòng bệnh tả vào thời điểm đó. Ông đã thành lập một phòng thí nghiệm ở Bombay vào năm 1893 để nghiên cứu vắc xin phòng bệnh dịch hạch. Tháng 10 năm 1896, ông đã sản xuất ra một loại vắc-xin sẵn sàng để thử nghiệm trên người. Vắc xin có một số tác dụng phụ và khả năng bảo vệ không đầy đủ nhưng nguy cơ mắc bệnh dịch hạch đã giảm 50%. Đến năm 1900, hơn bốn triệu người đã được tiêm chủng.
Sau khi nghiên cứu thành công vắc xin phòng bệnh dịch hạch, cho đến những năm 1930, dịch hạch đã là chuyện của quá khứ. Một vài ổ dịch nhỏ vẫn còn trên khắp thế giới như ở Trung Á nhưng không có khả năng lây lan mạnh thành đại dịch.
Với thuốc kháng sinh hiện đại, tỷ lệ tử vong đã giảm từ hơn 60% xuống còn 11%. Nhưng các dạng vi khuẩn kháng thuốc đã được phát hiện trên đảo Madagascar vào năm 1995. Năm 2017, đợt bùng phát dịch hạch lớn nhất trong thời hiện đại đã giết chết 170 người và lây nhiễm cho hàng nghìn người trên đảo.
Sử dụng các kỹ thuật như lập bản đồ bộ gen, các nhà khoa học đã có thể xác định chính xác các chủng bệnh dịch hạch mà con người gặp phải và nguồn gốc của chúng, giúp theo dõi sự lây lan của dịch bệnh dễ dàng hơn. Bằng chứng di truyền của vi khuẩn dịch hạch trong một số bãi chôn tập thể bệnh dịch hạch từ năm 1348 - 1590, cũng đã xác nhận rằng cái chết đen trong hầu hết các trường hợp là bệnh dịch hạch.
Lịch sử bệnh dịch hạch trong quá khứ là lời nhắc nhở về tác động xã hội cũng như y tế của các trận đại dịch. Từ đó dẫn đến những phát triển quan trọng trong việc kiểm soát bệnh truyền nhiễm vẫn được áp dụng trong y tế hiện đại. Nhưng sự hiện diện liên tục của bệnh dịch hạch là lời nhắc nhở rằng các trận dịch không nhất thiết là chuyện của quá khứ, mỗi dịch bệnh đều có thể quay trở lại nếu con người không cảnh giác phòng ngừa.
Tìm hiểu lịch sử bệnh dịch hạch là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại cách mà xã hội đối phó với các cuộc khủng hoảng y tế trong quá khứ và hiện tại. Những thách thức mà bệnh dịch hạch đã đặt ra vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, nhắc nhở nhân loại về tầm quan trọng của sự chuẩn bị, quản lý y tế công cộng và sự đoàn kết trong việc chiến đấu chống lại các dịch bệnh.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.