Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loét tì đè là tình trạng khá phổ biến ở những bệnh nhân phải nằm bất động trong thời gian dài, đặc biệt là người cao tuổi. Vậy loét tì đè ở người cao tuổi thường gặp ở những vị trí nào, chúng ta cần lưu ý những gì để không để tình trạng này xảy ra ở những người cao tuổi?
Loét tì đè hình thành do người bệnh nằm bất động quá lâu ở một tư thế, tạo ra những áp lực thường xuyên lên vị trí tì đè trong thời gian dài và kết hợp với tình trạng da bị ẩm ướt, trầy xước. Đây là một trong những bệnh thứ cấp phát sinh người bệnh nằm lâu phải đối mặt và trở thành mối nguy cần đặc biệt lưu ý.
Loét tì đè ở người cao tuổi chủ yếu xảy ra ở những người đang điều trị nội trú, người phải nằm liệt giường sau tai biến mạch máu não hoặc do các chấn thương khác, trong đó:
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ loét tì đè ở người cao tuổi gồm thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng, đại tiện mất tự chủ, trọng lượng tăng hoặc giảm…
Cơ chế tạo thành các vết loét tì đè là do tác động của áp lực, ma sát, các lực trượt, và độ ẩm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và các yếu tố nguy cơ mà thời gian, áp lực gây phá hủy mô sẽ khác nhau. Lực trượt và ma sát gây ép lên các dòng mao mạch của lớp dưới da, kết hợp cùng ma sát giữa các bề mặt gây tổn thương biểu bì. Kèm theo yếu tố độ ẩm làm tăng nguy cơ loét do tì đè, nhất là ở bệnh nhân tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
Các vết loét tỳ đè thường xuất hiện từ từ sau thời gian dài nhưng cũng có nhiều trường hợp vết loét có nay sau vài giờ, vài ngày chịu áp lực. Loét tì đè ở người cao tuổi có thể dễ dàng nhận diện thông qua các triệu chứng như:
Để đánh giá chính xác tình trạng bệnh, loét tì đè được phân loại theo 4 giai đoạn tương ứng với 4 mức độ sâu của tổn thương trên da. Loét tì đè cần được phát hiện sớm và có phương án xử trí kịp thời bởi nếu để lâu có thể gây ra bội nhiễm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến vết loét ngày càng lan rộng và ổ loét sâu hơn, dẫn đến vết thương bị hoại tử rất khó hồi phục.
Loét do tì đè ở người cao tuổi là tổn thương cục bộ trên da và mô bên dưới, chủ yếu xảy ra ở phần cơ thể có xương nổi lên như vai, lưng, bả vai, mông, thắt lưng... Những vết loét do tì đè khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, trầm cảm… Nếu loét do tì đè ở người cao tuổi không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan.
Tùy thuộc vào tư thế nằm của từng người và thời gian duy trì mỗi tư thế sẽ tạo nên những tác động khác nhau đối với các khu vực tiếp xúc của cơ thể. Từ đó, hình thành nên những nguy cơ tổn thương tì đè khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở các vị trí có bề mặt lồi, dễ tiếp xúc và thường xuyên ma sát với bề mặt khác như:
Loét tì đè là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi
Loét tì đè có thể gây ra nhiều biến chứng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, tốn kém chi phí điều trị, thậm chí tử vong. Theo thống kê, loét tì đè ở người cao tuổi là nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỉ lệ tái nhập viện, tăng thời gian nằm viện và chi phí điều trị. Đồng thời, loét do tì đè khiến tỉ lệ tử vong do bệnh phát sinh tăng cao, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và người thân.
Những tổn thương do loét tì đè lâu ngày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như bao gồm viêm mô tế bào, nhiễm trùng khớp, viêm xương khớp, uốn ván…
Việc chăm sóc loét tì đè ở người cao tuổi, nhất là những đối tượng đang điều trị tại bệnh viện cần sự phối hợp từ rất nhiều phía như đội ngũ nhân viên y tế, bản thân bệnh nhân và người nhà. Để hạn chế tổn thương do loét tì đè, người cao tuổi cần được thay đổi tư thế nằm thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu. Đồng thời, đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, luôn giữ khô ráo ở các vị trí tiếp xúc nhiều với mặt giường và tăng cường chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.