Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn cần nắm rõ các dấu hiệu của vết thương hoại tử để theo dõi và kiểm tra vết thương của mình tránh tình trạng này xảy ra. Tổn thương da sau khi hoại tử sẽ mất nhiều thời gian để chữa lành, gây ra nhiều đau đớn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Vết thương bị hoại tử là một biến chứng nguy hiểm và không ai muốn mắc phải. Đây là dấu hiệu da bị tổn thương ở mức độ nghiêm trọng, rất lâu lành, gây đau đớn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu vết thương lâu lành và có dấu hiệu vết thương bị hoại tử nên đi khám để được kiểm tra cụ thể.
Hoại tử là một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Hoại tử là sự chết dần dần của các mô cơ thể, lây lan rất nhanh và xảy ra trong quá trình chữa vết thương hở hoặc sau phẫu thuật. Tình trạng này xuất hiện là do vết thương bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu hoặc gây ra vì máu không đến được các mô trong cơ thể.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ bị hoại thư cao hơn người bình thường. Với vết thương hở ở bất kỳ vị trí nào trên bộ phận của cơ thể đều có nguy cơ bị hoại tử, nhưng những vùng thường gặp nhất là chân, bàn chân, cánh tay,...
Tình trạng hoại tử gây ra những biến chứng nguy hiểm, những bộ phận bị hoại tử có thể phải cắt bỏ nếu không sẽ lây lan đến các khu vực xung quanh. Khi vết nhiễm trùng lan khắp cơ thể có thể gây bệnh nhiễm trùng máu và dễ dẫn đến tử vong.
Vết thương hoại tử thường được chia làm 2 loại:
Đây là dấu hiệu điển hình khi vết thương bị hoại tử, cơn đau sẽ tăng dần tùy theo mức độ hoại tử. Vết thương hoại tử khô, đau nhưng không loét. Ngược lại, đau rát thường kèm theo sưng nóng, tấy đỏ và lở loét là trường hợp hoại tử ướt.
Vết thương hoại tử thường có mùi tanh hôi khó chịu. Đây là dấu hiệu chắc chắn rằng vết thương bị nhiễm trùng. Lúc này, vết thương cần được rửa sạch bằng dung dịch sát trùng và có thể phải cắt bỏ phần hoại tử. Nếu vết thương dần không còn mùi hôi, đó là dấu hiệu tốt cho thấy tiến triển của việc điều trị nhiễm trùng có hiệu quả.
Bệnh nhân thường bị sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy theo mức độ nhiễm trùng và tổn thương của vết thương. Nếu bệnh nhân sốt cao trên 38.5 độ C liên tục trong 48 giờ, người nhà cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Hai nguyên nhân thường gặp nhất khiến vết thương hoại tử là:
Quy trình chăm sóc và điều trị vết thương bị hoại tử dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản:
Phần hoại tử phải được cắt bỏ càng sớm càng tốt. Vì các mô xung quanh rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập và dẫn đến hoại tử. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và loại bỏ phần hoại tử.
Bạn phải luôn giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo. Nếu dịch vết thương làm ẩm bông băng thì cần được thay ngay lập tức. Nếu tình trạng hoại tử quá nhiều, lây lan sang các mô xung quanh quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ toàn bộ phần cơ thể bị hoại tử.
Dung dịch sát khuẩn đóng vai trò quan trọng trong điều trị hoại tử da và mô dưới da. Một số tiêu chí giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn:
Đối với những vết thương hoại tử ở những vị trí thường tì đè hoặc ma sát nên để hở và băng bó để vết thương nhanh khô và lành. Còn những vết thương ở vị trí hay tì đè cần băng bảo vệ xung quanh không nên băng quá chặt để tránh bụi bẩn và vật lạ xâm nhập.
Các bước thay băng đúng cách:
Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc đeo găng tay y tế trước khi thay băng cho vết thương.
Bước 2: Tháo băng cũ và xử lý vết thương:
Bước 3: Băng vết thương:
Chú ý:
Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh nếu được bác sĩ kê đơn với những trường hợp bị nhiễm trùng, sưng, nóng đỏ và đau. Hoặc vết thương có nguy cơ nhiễm trùng cao, vết thương lở loét, có thể lây lan sang các mô xung quanh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh và bôi thuốc đúng liều lượng bác sĩ chỉ định. Không tự ý tăng, giảm liều lượng, dừng thuốc cho dù vết thương đã thuyên giảm để tránh tác dụng không mong muốn hoặc bị nhiễm trùng trở lại.
Trên đây là bài viết về nhận biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử. Nguyên nhân và nguyên tắc điều trị. Hoại tử không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm nhưng rất dễ lây lan sang các mô xung quanh và bị nhiễm trùng. Do đó, bạn cần chăm sóc vết thương hở cẩn thận và một cách chính xác để tránh những trường hợp không mong muốn.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.