Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hải sản là một trong những loại thực phẩm đứng đầu danh sách về những món ăn cần phải cẩn thận khi bà bầu sử dụng. Bởi vì trong hải sản thường chứa ít hoặc nhiều thành phần thuỷ ngân mà đây lại là một chất ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bầu ăn cá kình được không? Ăn cá kình có tốt cho sức khỏe thai kỳ không?
Cá được biết đến là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hầu như loại cá nào cũng chứa ít hoặc nhiều một lượng thuỷ ngân. Do đó không phải loại cá nào bà bầu cũng ăn được. Vậy bầu ăn cá kình được không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm trả lời và giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.
Cá kình có tên khoa học là Siganus canaliculatus thuộc dòng cá dìa, còn được gọi là cá dìa chấm vàng, cá dò hoặc cá bù nú. Loài cá này sống ở biển, kích thước nhỏ, khác hoàn toàn với loại cá kình còn được gọi là cá hổ kình sống dưới lòng đại dương - là loại cá sát thủ chuyên ăn thịt. Thức ăn của cá dìa chấm vàng thường là rong biển, rêu đá và cỏ biển.
Cá kình có kích thước nhỏ, khi trưởng thành cá thường dài khoảng 12 - 25 cm và cân nặng khoảng 100 - 250 gam, một số hiếm có con nặng gần 1kg. Cá có thân hình dẹt, giống như con thoi. Cá dìa chấm vàng có phần lưng dày và nhiều thịt hơn so với phần dưới đuôi. Loại cá này có đầu nhỏ, miệng dẹt, mắt hơi lồi ra, gần mang có hai vây chéo nhau. Đặc điểm nổi bật của loại cá này là có dải vây lưng trải dài, vừa cứng và vừa có độc. Mặc dù loại độc này không gây chết người nhưng khi bị chúng đâm phải sẽ có cảm giác bị tê và đau nhức.
Cá kình có một đặc điểm nữa đó là có da trơn, không có vảy. Toàn thân con cá có màu vàng sáng, trên thân chúng có những chấm vàng và trắng làm cho thân hình của chúng luôn ánh lên màu sắc khá bắt mắt.
Cá kình thường sống ở vùng nước mặn, loại cá này có thể chịu được mặn khá cao. Trên thế giới, cá dìa chấm vàng thường phân bố sinh sống chủ yếu thuộc các vùng biển châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Australia, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam. Còn tại Việt Nam, cá kình sống nhiều ở miền Trung và các vịnh biển Bắc Bộ.
Về hàm lượng dinh dưỡng,100gr cá kình thì có khoảng 96 kcal và nhiều chất dinh dưỡng khác như đạm, canxi, kali, sắt, photpho, nước, omega-3, protein, vitamin,… Vậy những lợi ích sức khỏe mà cá kình mang lại cho con người là gì?
Cá kình có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể và rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích từ cá kình. Cụ thể như sau:
Như vậy, cá kình là một loại cá chứa nhiều dưỡng chất và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người. Vậy mẹ bầu ăn cá kình được không?
Mặc dù cá kình chứa nhiều chất dinh dưỡng như omega-3, protein, vitamin, canxi,… tốt cho sức khoẻ nhưng đối với phụ nữ mang thai thì loại cá này lại có khả năng gây hại. Vậy bầu ăn cá kình được không? Câu trả lời là không, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bởi vì trong cá kình có một hàm lượng thuỷ ngân tương đối lớn. Khi cơ thể của người mẹ hấp thụ thuỷ ngân từ cá thì thuỷ ngân này sẽ đến nhau thai. Nếu có một lượng lớn thuỷ ngân tích tụ và tập trung trong thai kỳ sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển não bộ cũng như hệ thần kinh của thai nhi trong bụng mẹ.
Nguy hiểm hơn nữa là thuỷ ngân có thể gây ra những biến chứng xấu cho bé trong bụng mẹ như chậm nói, chậm biết đi. Thậm chí còn làm chậm phát triển khả năng tư duy của bé, khả năng thị giác, ảnh hưởng đến não bộ cũng như hệ thần kinh, gây dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bên cạnh đó, bà bầu ăn cá kình trong giai đoạn 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc động thai. Phụ nữ đang mai thai hoặc nuôi con nhỏ là đối tượng khi hấp thu lượng lớn thủy ngân đều sẽ bị nguy hiểm hơn rất nhiều so với người bình thường.
Chính vì thế, cá kình có thể được coi là một loại cá cấm cho dù người mẹ có thèm cá đến mức nào thì cũng tuyệt đối không được phép đụng đến, nếu không muốn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.