Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với cuộc sống hiện đại nhiều áp lực, nhiều người lựa chọn việc nuôi mèo như cách giải tỏa áp lực hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng lông mèo tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là bà bầu và trẻ nhỏ. Vậy lông mèo có hại không? Cùng tìm hiểu qua các thông tin được phân tích dưới đây.
Mèo là một loài vật khá gần gũi và thân thiết với con người bên cạnh chó. Có thể nói rằng, nhiều gia đình còn xem mèo như là một thành viên có thể gắn kết gia đình. Thế nhưng, có nhiều người lo lắng rằng lông mèo sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Sự thật thì lông mèo có hại không? Tác hại của chúng đối với sức khỏe ra sao?
Rụng lông là một vấn đề phổ biến mà các chủ nuôi mèo thường gặp phải. Lý do khiến mèo rụng bị rụng lông có thể xuất phát từ những yếu tố sau đây:
Chắc hẳn đây là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là những người đang có định nuôi một bé mèo này trong nhà. Không ít người nuôi mèo thường có thói quen ôm ấp, hôn hít, thậm chí là cho nó ngủ trên giường của mình vì yêu quý. Tuy nhiên, thói quen này lại vô tình gây ra nhiều nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe mà bạn không lường trước được.
Lông mèo có thể gây hại cho bà bầu do chứa một loại vi khuẩn gọi là Toxoplasmosis được tìm thấy trong phân của chúng. Khi bị nhiễm Toxoplasmosis, thai phụ thường có những triệu chứng nhẹ như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, cùng với việc xuất hiện các hạch bạch huyết ở cổ và các triệu chứng tương tự cảm cúm.
Nếu đang trong những tháng ngày đầu tiên của thai kỳ thì việc này vô cùng nguy hiểm. Tỷ lệ sảy thai sẽ tăng cao, hoặc thai nhi sẽ dễ mắc bệnh tràn dịch màng não, các vấn đề về mặt hoặc những cơ quan khác của cơ thể.
Tuy rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn Toxoplasmosis hiện nay thấp, nhưng không nên chủ quan. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang bầu, các mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh tác động tiềm ẩn từ lông mèo. Đặc biệt khi trong gia đình có nuôi mèo.
Có những loại sán, ký sinh trong ruột non của mèo. Trứng của chúng khi theo phân thải ra ngoài rất dễ bị dính lên lông.
Trứng của những loại sán này có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với lông chó mèo qua các hành động như ôm ấp, vuốt ve thường rất dễ bị nhiễm sán, ký sinh.
Khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể trẻ, chúng sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, đau đầu, đau bụng và tiêu chảy.
Theo Tổ chức Suyễn và Dị ứng của Mỹ, có khoảng 30% người có phản ứng dị ứng với lông chó mèo tại Mỹ. Trong đó, dị ứng với lông mèo phổ biến gấp hai lần so với chó.
Bên cạnh đó, lông mèo cũng có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Các sợi lông mèo có kích thước nhỏ và nhẹ, bay trong không khí và bám vào quần áo, giường, sofa và khó có thể loại bỏ hết.
Nếu trẻ hít phải lông mèo vào đường hô hấp, thì nó sẽ gây kích ứng, làm sưng đường hô hấp, dị ứng cấp tính khi trẻ quá mẫn cảm hoặc sức đề kháng yếu. Đối với trẻ mắc bệnh hen suyễn hay viêm mũi dị ứng, hít phải lông mèo có thể khiến triệu chứng của chúng trở nên nặng hơn, gây khó thở.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng bạn không nên nuôi mèo nếu có thành viên nào trong gia đình bị dị ứng và xuất hiện cơn hen suyễn khi tiếp xúc với lông mèo.
Nếu bạn thích nuôi mèo có áp dụng một số cách sau để giảm thiểu tác hại của lông mè:
Ngoài ra, nếu như có điều kiện thì bạn có thể trang bị trong nhà một chiếc máy lọc không khí. Sản phẩm này sẽ giúp bạn loại bỏ bớt lông mèo bay trong không khí, đồng thời khử mùi hôi khó chịu khi nuôi thú cưng trong nhà.
Trên đây là những nguyên nhân gây rụng lông ở mèo, và các tác hại khi vô tình tiếp xúc với lông mèo. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc lông mèo có hại không và những cách giúp ngăn ngừa tác hại của lông mèo đối với sức khỏe. Mong rằng nội dung trong bài viết này sẽ giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và trẻ nhỏ.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: thanhnien.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...