Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trên thế giới, mỗi năm có ít nhất 135.000 ca tử vong do bệnh ung thư với nguyên nhân chính được xác định là do lười vận động. Thậm chí, ít ai biết rằng lười vận động dẫn đến bị ung thư, có thể gây tử vong cao hơn cả việc hút thuốc lá.
Để tìm hiểu tại sao lười vận động, một lý do tưởng chừng nhỏ nhặt, lại gây ra nhiều tác hại đến vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Theo Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), lười vận động làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
Béo phì là tình trạng quá cân nặng bình thường trên một cơ thể. Để xác định tình trạng béo phì, trong thống kê dịch tễ học, người ta thường sử dụng chỉ số BMI (bằng số kg cân nặng chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét). Khi BMI của một người từ 30 kg/m2, nghĩa là người đó bị béo phì.
Ít vận động, dẫn đến thừa cân, béo phì, cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại ung thư phổ biến sau:
Ít vận động và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, dẫn đến tố nguy cơ cho ung thư tế bào thận (RCC). Những người thường xuyên luyện tập trong một thời gian dài có thể giảm tới 22% nguy cơ mắc ung thư thận so với những người lười vận động.
Những người có tiểu sử mắc sỏi thận có nguy cơ bị ung thư thận cao hơn tới 3 lần so với những người không có tiền sử. Đặc biệt, phụ nữ ở trường hợp này sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn nam giới.
Với đa phần người đã mãn kinh, Ít vận động có thể gây nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, nếu thay đổi lối sống thụ động và tập thể dục thường xuyên, nguy cơ sẽ giảm từ 20-40%.
Khi so sánh giữa nhóm người vận động nhiều và người ít vận động, nhóm thường hoạt động thể lực có thể giảm đến 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
Chưa có bằng chứng chắc chắn rằng những người ít vận động hay béo phì sẽ có nguy cơ bị ung thư nội mạc. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những người có lối sống tĩnh tại hoặc béo phì mắc ung thư nội mạc ngày càng tăng cao.
Nghiên cứu cho thấy những người ít vận động có liên quan đến nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến thực quản. Ngoài ra, béo phì còn làm tăng nguy cơ trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản dẫn đến tổn thương ở vùng đoạn nối ở tâm vị, lâu dần có thể phát triển thành ác tính.
Là bệnh thường được phát hiện muộn và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng ít vận động và béo phì liên quan đến việc xuất hiện ung thư tụy.
Bệnh ung thư túi mật thường gặp ở nữ giới có tiền sử sỏi mật và sử dụng Estrogen ngoại sinh. Tuy chưa thấy có sự ảnh hưởng của hoạt động thể lực đến ung thư túi mật, nhưng béo phì được chứng mình chắc chắn là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh ung thư này.
Theo các dữ liệu nghiên cứu về bệnh NHL, trọng lượng cơ thể ở giai đoạn mới trưởng thành có liên hệ chặt chẽ cho nguy cơ mắc bệnh sau này.
Dựa trên hơn 20 nghiên cứu được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa tập luyện thể lực và ung thư tuyến tiền liệt, kết quả cho thấy vận động thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Béo phì cũng được cho là yếu tố quan trọng với bệnh này vì nó tác động lên các Hocmon như Testosteron, yếu tố tăng trưởng tế bào.
Vận động làm giảm từ 30% đến 40% nguy cơ mắc ung thư phổi. Ngoài ra, chỉ số BMI cũng có liên quan đến bệnh.
Tăng cường vận động mỗi ngày như tập thể dục chẳng hạn là cách duy nhất để giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và nguy cơ bị ung thư. Vì vậy vận động có những lợi ích sau:
Kiểm soát cân nặng
Tập thể dục có thể ngăn tích tụ mỡ thừa và duy trì giảm cân. Khi hoạt động thể chất, đốt cháy calo, hoạt động càng mạnh, càng nhiều calo bị đốt cháy.
Phòng ngừa bệnh tật
Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát nhiều vấn đề về sức khỏe gồm đột quỵ, hội chứng chuyển hóa, cao huyết áp, bệnh lý xơ vữa mạch máu toàn thân, đái tháo đường loại 2, trầm cảm, rối loạn lo âu, viêm khớp, dự phòng ngã và nhiều loại ung thư.
Cải thiện tâm trạng
Vận động kích thích các chất khác nhau trong não khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, thư giãn và ít lo lắng hơn. Ngoài ra, tập luyện mang đến ngoại hình đẹp, khỏe làm bạn tự tin hơn.
Tăng cường năng lượng
Vận động thường xuyên có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng sức bền cho cơ thể. Hoạt động thể lực tăng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của cơ thể và giúp hệ thống tim mạch hoạt động hiệu quả hơn.
Cho giấc ngủ ngon
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn có giấc ngủ nhanh hơn, ngon giấc hơn và sâu hơn. Tuy nhiên, nếu tập thể dục quá gần với giờ ngủ, bạn sẽ khó ngủ vì có quá nhiều năng lượng.
Vận động thường xuyên sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư, nếu mắc bệnh, nguy cơ phát triển bệnh và nguy cơ tử vong cũng không cao.
Nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng bảo vệ của vận động chống lại một số bệnh ung thư, đặc biệt là hai bệnh phổ biến nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú. Vận động cũng tác động đến ung thư nội mạc tử cung, phổi, trực tràng, tuyến tiền liệt, buồng trứng, tuyến giáp và tuyến tụy với các mức độ bằng chứng khác nhau.
Hiệu quả bảo vệ như sau: Nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng giảm 17% khi vận động thường xuyên và ung thư vú giảm 20%. Cứ sau 30 phút hoạt động thêm mỗi ngày, nguy cơ ung thư đại trực tràng giảm khoảng 12%.
Đối với ung thư đại trực tràng, việc gắng sức thể lực làm giảm thời gian tiếp xúc của niêm mạc đường tiêu hóa với các chất gây ung thư từ thực phẩm.
Đối với ung thư vú, tập thể thao làm giảm mức estrogen, lưu thông và cải thiện khả năng miễn dịch.
Đối với ung thư phổi, chức năng hô hấp tăng khi tập thể dục sẽ làm giảm nồng độ các chất gây ung thư trong cơ quan này.
Trường hợp đã bị ung thư, bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân tập thể dục thường xuyên, tùy khả năng của bệnh nhân. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng luyện tập thể dục với cường độ thấp đến trung bình trong quá trình điều trị bệnh ung thư sẽ mang đến niềm vui trong cuộc sống, giảm mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, mang đến giấc ngủ ngon.
Theo nghiên cứu, mỗi người tối thiểu nên vận động 150 phút đối với vận động nhẹ hoặc 75 phút vận động mạnh mỗi tuần. Tuy nhiên, người tập nên chú ý đến cường độ tập luyện hàng ngày, hàng tuần để có kết quả tốt nhất.
Đối với người lớn, nên tập 150-300 phút ở cường độ vừa phải hoặc 75-150 phút ở cường độ mạnh mỗi tuần. Nếu có thể đạt được trên 300 phút là lý tưởng nhất. Ngoài ra, người tập có thể kết hợp cả hai cường độ, chú ý 1 phút hoạt động mạnh tương đương với 2 phút hoạt động vừa phải.
Tuy nhiên, những người có bệnh mãn tính hoặc các yếu tố nguy cơ của bệnh tim nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu các hoạt động cường độ mạnh.
Với trẻ em và thanh thiếu niên, khuyến cáo rằng nên vận động ở cường độ vừa đến mạnh ít nhất một giờ mỗi ngày và các hoạt động tăng cường về sức cơ ít nhất 3 ngày trong tuần.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp