Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh Gout được xem là căn bệnh “nhà giàu” với nguyên nhân đến từ chế độ ăn uống không khoa học cùng thói quen lười vận động. Bệnh diễn tiến nặng sẽ gây tổn thương khớp vĩnh viễn.
Để hiểu rõ về bệnh Gout và cách phòng ngừa, kiểm soát bệnh, bạn có thể tham khảo bài viết sau nhé.
Bệnh Gout (Gút) còn được gọi là bệnh thống phong, là một dạng viêm khớp. Khi chỉ số Acid uric trong máu cao và tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra bệnh Gout. Thận loại bỏ Acid uric và thành phần này đi ra khỏi cơ thể cùng với nước tiểu. Tuy nhiên, nồng độ Acid uric cao có thể tích tụ khi thận bài tiết quá ít hoặc khi cơ thể sản xuất quá nhiều, gây nên tình trạng gọi là tăng Acid uric máu. Nồng độ Acid uric cao cuối cùng sẽ chuyển hóa thành tinh thể Urate có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại các mô khớp, gây viêm, lúc này các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện.
Việc chuẩn đoán bệnh Gout dễ dàng qua khai thác bệnh sử khi bệnh nhân có những cơn viêm đau khớp lặp đi lặp lại ở bàn chân, cổ chân hay đầu gối. Người bị Gout thường bị mỗi lần một khớp khác với các loại bệnh khác như lupus, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và thường bị nhiều khớp cùng một lúc.
Bệnh Gout là bệnh đặc trưng ở nam giới với tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 7:3. Theo thống kê mới nhất từ các tổ chức lớn trên thế giới, do thói quen ăn uống và lười vận động của giới trẻ nên tỉ lệ mắc bệnh Gout ngày càng tăng cao và trẻ hóa độ tuổi.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh Gout là chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Bệnh Gout do ăn thực phẩm có hàm lượng Purine cao. Nồng độ Uric trong máu sẽ tăng và gây ra cơn đau Gout khi bạn ăn những loại thực phẩm giàu Purine như thịt đỏ, hải sản có vỏ, nội tạng động vật, cá béo và nấm. Ngoài ra, các loại thực phẩm quá giàu Vitamin C, thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo cũng là điều kiêng kỵ với người mắc bệnh Gout.
Uống nhiều thức uống có cồn là nguyên nhân lớn nhất gây nên bệnh Gout và cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.
Chế độ sinh hoạt lười vận động
Việc lười vận động không những gây ra bệnh Gout mà còn rất rất nhiều bệnh lý khác. Do đó, để phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị bệnh Gout, bạn cần xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, giúp nâng cao thể chất và tinh thần. Bằng cách thường xuyên vận động tập thể dục thể thao, cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, sức khỏe sẽ được cải thiện.
Việc lười vận động khiến vùng xương khớp trong cơ thể tích tụ các tinh thể Urat ở một mức độ nhất định, dù cơ thể không có dấu hiệu gì bất thường. Tuy nhiên, khi bạn lại vận động nhưng ở cường độ cao, các khớp xương chưa quen với cường độ mới, khiến khớp vai, đầu gối, mắt cá xuất hiện các cơn đau mỏi và bệnh Gout tiềm ẩn trong cơ thể sẽ xuất hiện với mức độ cấp tính, lúc này những cơn đau cấp tính sẽ gây đau dữ dội.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân như di truyền và cơ địa, bệnh lý về chuyển hóa (Bệnh béo phì, nhiễm chì, rối loạn chức năng thận, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu).
Gout là bệnh cấp tính với những cơn đau đột ngột, dữ dội. Nếu điều trị ở giai đoạn sớm không quá khó khăn nhưng nếu phát hiện chậm trễ, bệnh diễn tiến nặng hơn và dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh:
Không chỉ các khớp bị đỏ, trông giống như nhiễm trùng và có thể bị ngứa mà da xung quanh còn bị đỏ, ngứa và bong tróc sau khi cơn đau Gout thuyên giảm.
Khi bị bệnh Gout, bạn sẽ vận động khó khăn, phải nhờ vào sự trợ giúp của người khác, ảnh hưởng nặng đến sinh hoạt và cuộc sống.
Nếu không được điều trị, các hạt Tophi của bệnh gout sẽ phá hủy khớp, làm yếu cơ, mất khả năng vận động của các khớp tay, chân, gây tàn phế, liệt chi…
Việc chuyển hóa Purin thành Acid uric tăng cao, dẫn đến dư thừa tinh thể muối Urat gây ra bệnh Gout và cả bệnh sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận…
Tinh thể Urat lắng đọng tạo thành mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, tổn thương van tim, giảm lưu thông máu… dẫn tới nguy cơ đột quỵ và tai biến rất cao.
Thay vì chuẩn đoán là bệnh Gout lại nhầm lẫn với viêm khớp nhiễm khuẩn khiến việc điều trị không đúng cách, không hiệu quả mà bệnh trở nên nặng hơn, gây dị ứng thuốc kháng sinh, biến chứng dạ dày thậm chí là tử vong.
Tại các khớp chủ yếu ở ngón chân cái, mắt cá chân, ngón tay, khớp tay nổi lên các cục u, sần dưới da (Tophi), làm sưng túi dịch đệm ở khuỷu tay, đầu gối… thậm chí dẫn đến biến dạng khớp, khó cử động hoặc bị teo cơ, mất đi khả năng vận động.
Khi bị bệnh Gout, người bệnh sẽ bị đau khớp dữ dội, đau nhiều nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên rồi giảm dần.
Khác với các bệnh viêm khớp, đau do Gout thường xảy ra nhiều hơn về đêm và khiến người bệnh không thể nào ngủ được.
Gout sẽ khiến người bệnh bị đau theo từng đợt bất thường với các cơn đau khớp kinh khủng, dai dẳng…
Vì các triệu chứng diễn biến ở nhiều bộ phận trên cơ thể nên người bệnh còn cảm thấy các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm.
Để các khớp xương được linh hoạt, máu huyết lưu thông, bạn cần duy trì vận động mỗi ngày 30 phút. Nhờ đó, thận sẽ hoạt động hiệu quả hơn giúp đào thải Acid uric ra ngoài dễ dàng, tăng cường trao đổi chất và tiết ra nhiều dịch khớp hơn để bôi trơn khớp, giúp giảm sưng đau hiệu quả.
Với những người đã mắc bệnh Gout hoặc muốn phòng ngừa bệnh, có thể chọn một số môn thể thao cho phép vận động nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ, bơi lội, đi bộ chậm.
Riêng với những người lâu không tập thể dục hay chơi thể thao, hãy làm quen với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ và tập các động tác nhẹ. Điều này sẽ giúp các khớp làm quen với vận động, đảm bảo an toàn khi tập luyện ở cường độ cao sau này.
Dưới đây là những bài tập tốt nhất bạn có thể thử nếu bị Gout:
Những bài tập có tác dụng giãn cơ có thể giảm được sự tích tụ Acid uric trong cơ thể và giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.
Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng phía trướcmặt, nghiêng người về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm ba lần nữa.
Người tập cần dành vài phút để khởi động trước, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.
Nắm tay thành hình nắm đấm, bắt đầu xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ trong vòng 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây.
Tập luyện cho tim mạch giúp tăng cường khả năng sử dụng oxy để chuyển hóa axit ở trong cơ thể và cải thiện chức năng phổi, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh của các cơ bắp dưới.
Chọn các bài tập Aerobic nhẹ nhàng như leo cầu thang, đi bộ fitness và tập nhảy. Ban đầu, người tập dành 10 phút hàng ngày để tập và về sau càng kéo dài thời gian hơn, cho đến khi đạt được mục tiêu của bạn là 30-45 phút một ngày, một tuần năm ngày.
Với những người bị bệnh Gout nên vận động cơ thể và lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng mỗi người để luyện tập hàng ngày. Đây là biện pháp giúp hạn chế những cơn đau tái phát, nâng cao sức khỏe và tinh thần cho người bệnh.
Bơi và Aerobic dưới nước là một cách hiệu quả để tăng cường các chức năng của cơ vì khi bạn di chuyển trong nước, các cơ sẽ ít chịu lực hơn.
Ngoài việc tập luyện, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp ngăn chặn cơn đau như chườm nóng hoặc chườm lạnh và bổ sung chế độ ăn uống dinh dưỡng và uống đủ nước mỗi ngày.
Khi bơi không được nóng vội, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần thời gian bơi. Hãy nhớ rằng tốc độ bơi và khoảng cách không quan trọng bằng tổng thời gian dành để bơi. Bắt đầu với hai ngày một tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút cho đến khi đạt mục tiêu là bơi 30-45 phút một tuần.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.