Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp cổ chân và khớp gối là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về bệnh tình, bạn đừng nên bỏ qua bài viết này.
Bạn thường xuyên bị đau khớp cổ chân và khớp gối khiến các hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng? Bạn đang lo lắng không biết rằng bản thân có đang bị thoái hóa khớp không? Hoặc mình có mắc các bệnh về cơ xương khớp không? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích và tìm hiểu xem các triệu chứng đau khớp cổ chân và khớp gối có phải là bị thoái hóa khớp không? Đồng thời tham khảo thêm cách phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp.
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bệnh thoái hóa khớp là gì? Khi nghe đến tên bệnh, bạn cũng đã hình dung được căn bệnh này sẽ liên quan đến cơ xương khớp đúng không nào? Thực tế, thoái hóa khớp chính là tình trạng phần sụn đệm ở giữa hai đầu xương rời nhau bị hư hỏng. Tại vị trí này sẽ xuất hiện tình trạng viêm, chất dịch nhầy có công dụng bôi trơn cho xương linh hoạt cũng bị giảm. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ có cảm giác đau đớn khi vận động, các khớp bị xơ cứng.
Bệnh thoái hóa khớp thường sẽ gặp nhiều ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Thế nhưng, căn bệnh này đang dần có xu hướng trẻ hóa. Một số người 40 tuổi đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của bệnh. Thoái hóa khớp được các chuyên gia y tế chia thành 2 loại chính: Tiên phát và thứ phát.
Vậy đau khớp cổ chân và khớp gối có phải là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp không? Hiện tượng đau khớp ở hai vị trí này thường sẽ là dấu hiệu của thoái hóa khớp tiên phát. Bên cạnh 2 dấu hiệu rõ rệt này, bạn còn có thể nhận biết thoái hóa khớp thông qua một số triệu chứng sau:
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của thoái hóa khớp như đau khớp cổ chân và khớp gối, trước tên người bệnh nên tìm một vị trí ngồi tại chỗ, tránh vận động. Tiếp theo, họ nên dùng khăn lạnh hoặc túi lạnh chườm lên vị trí đau nhức trước và chườm nóng lại. Nếu không có túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh, thì bạn có thể thay thế bằng cách thoa dầu nóng lên vị trí đau và massage nhẹ nhàng bằng tay. Đồng thời, người bệnh nên kết hợp co duỗi chân để tránh các khớp bị cứng lại sẽ làm đau đớn hơn khi hoạt động sau đó.
Trong trường hợp đã áp dụng các thao tác trên nhưng tình trạng đau khớp cổ chân và khớp gối vẫn kéo dài, tệ hơn là có dấu hiệu nặng dần, lúc này bạn nên đi khám bác sĩ sớm. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tiến hành các thủ tục xét nghiệm và kiểm tra thân thể. Cuối cùng họ sẽ đưa ra lời chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh và kê toa thuốc điều trị phù hợp với bạn. Hãy nhớ rằng đừng bao giờ tự ý mua thuốc giảm đau khớp mà không theo hướng dẫn của bác sĩ. Nó không giúp ích gì cho việc giảm đau nhức khớp, mà còn mang đến nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe của bạn.
Thực tế, thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính, tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại đem đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt, khi bệnh tiến triển nặng còn có thể gây biến dạng xương, teo cơ, làm bạn mất đi chức năng vận động. Vì thế, tùy vào mức độ thoái hóa khớp, các bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn uống thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng bấm huyệt, châm cứu thêm để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Một số cách phòng ngừa thoái hóa khớp:
Trong bài là những giải đáp về các thắc mắc liên quan đến tình trạng đau khớp cổ chân và khớp gối. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ về thoái hóa khớp hoặc các bệnh khác về cơ xương khớp, bạn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm. Tránh việc dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bảo Vân
Nguồn: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...