Lupus ban đỏ mãn tính là một căn bệnh tự miễn được nhiều người quan tâm. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Trong trường hợp không phát hiện cũng như điều trị thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng dẫn tới sức khỏe. Ngày hôm nay hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu rõ về loại bệnh này nhé.
Tổng quan về lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn và được biểu hiện bằng viêm cấp hoặc mãn tính các mô khác nhau của cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể. Và một số bộ phận ảnh hưởng nhiều nhất là da, khớp, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và các tế bào máu.
Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn
Nguyên nhân của bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân tiu nhiên theo như một số giả thiết nguyên nhân dẫn đến lupus ban đỏ từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố có vai trò nổi bật:
- Yếu tố di truyền: Những người trong gia đình có tiền sử mắc lupus bạn đỏ như anh chị em ruột thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Đặc biệt một trong số đó là mẹ mang thai cũng có thể di truyền sang cho con của mình.
- Yếu tố từ môi trường: Vấn đề này khá quan trọng khi hiện nay môi trường đang dần bị ô nhiễm hoặc một số loại virus cũng khiến căn bệnh này càng trở nên nặng hơn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân liên quan đó là phơi nắng, viêm nhiễm,...
- Tương tác thuốc: Những người đang điều trị các bệnh mãn tính và có triệu chứng tương tự như lupus ban đỏ. Và từ đó sử dụng loại thuốc đặc trị cho bệnh này dẫn đến phản ứng với thuốc.
Lupus ban đỏ do di truyền, môi trường
Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ mãn tính
Bệnh lupus ban đỏ mãn tính diễn biến phức tạp và phát triển thành từng đợt. Đợt sau nặng hơn đợt trước và có thể gây tổn thương đến các bộ phận quan trọng cho cơ thể. Các triệu chứng của lupus ban đỏ bao gồm:
- Nổi ban cánh bướm kéo dài trên mặt và mũi là triệu chứng rõ rệt nhất đối với bệnh lupus ban đỏ.
- Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các tia cực tím sẽ làm các hình cánh bướm trên mặt và mũi trầm trọng hơn. Nặng hơn có thể dẫn đến gây loét các phần khác của cơ thể dẫn đến đau khớp, mệt mỏi. Những người có làn da trắng dễ bị ảnh hưởng nhất.
- Ngoài ra phát ban dạng đĩa là khi các mảng da đỏ hình đĩa xuất hiện và lan dần, đặc biệt là da đầu, cổ, mặt. Khi bị bạn nhớ cẩn thận thì chúng có thể để lại sẹo.
- Bạn có thể bị loét ở miệng mặc dù nó sẽ không đau. Những vết loét này thường hình thành ở hai bên miệng hoặc nướu, những vết loét thường tập trung ở vòm miệng.
- Bị sưng, nóng, mềm khớp có thể là dấu hiệu của lupus ban đỏ.
- Viêm màng tim ngoài hoặc phổi có thể gây đau ngực đột ngột và khó thở.
- Bạn sẽ có vấn đề ở não và hệ thần kinh như kiểu bị lo âu, đau đầu, rối loạn thị lực, ảo tưởng, ảo giác, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu.
- Lupus ban đỏ cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu tán huyết dẫn đến tình trạng thiếu máu. Khi đó da bạn sẽ xanh xao, hay chóng mặt, mệt mỏi.
Lupus ban đỏ có thể gây lở, loét da
Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ
Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân cũng như triệu chứng thì dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ:
- Lupus ban đỏ phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ mang thai hoặc có kinh nguyệt.
- Những người thường xuyên tắm nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng.
- Người bị nhiễm trùng.
- Những người dùng thuốc đặc trị, đặc biệt là những người uống thuốc động kinh, hạ huyết áp và kháng sinh.
- Độ tuổi có nguy cơ cao bị lupus ban đỏ là từ 15 đến 40 tuổi.
- Những người Mỹ gốc Phi, người Châu Á là những người bị mắc lupus ban đỏ nhiều hơn những người còn lại.
Các biện pháp chẩn đoán và điều trị lupus ban đỏ
Chuẩn đoán bệnh
Để có thể tìm hiểu được căn bệnh này là một quá trình, chính vì vậy bạn cần thăm khám đầy đủ để bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh này bằng cách xét nghiệm:
- Đo tốc độ lắng của hồng cầu.
- Xét nghiệm máu.
- Kháng thể kháng nhân hoặc anti-dsDNA.
- Xét nghiệm nước tiểu.
Các biện pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ
Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ để đảm bảo cũng như phòng tránh tốt nhất căn bệnh lupus ban đỏ:
- Nên tránh ánh nắng mặt trời, nơi có tia UV tím làm tình trạng phát ban da của bệnh nhân nặng hơn, da dễ bị mẩn đỏ, tróc vẩy.
- Hạn chế ra ngoài nơi nắng gắt, và luôn cẩn thận đội nón, mũ, áo chống nắng, bôi kem chống nắng.
- Trong quá trình điều trị cần phải xây dụng một chế độ ăn hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin đặc biệt là vitamin D, canxi,...
- Hạn chế các thức ăn chiên xào, dầu mỡ,...
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái.
- Điều trị bằng đơn thuốc của các bác sĩ uy tín.
Bạn cần sử dụng kem chống nắng để tránh lupus nặng hơn
Việc điều trị lupus ban đỏ mãn tính còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy khi có những triệu chứng như chúng mình vừa giới thiệu thì bạn hãy đến ngay các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ khám đầy đủ để phát hiện và chữa trị kịp thời nếu như đang có bệnh.
Thủy Tiên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp