Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen so sánh con mình với con người khác hoặc đôi khi là so sánh với chính những đứa con khác trong gia đình. Bản thân họ nghĩ đây là cách để giúp con nhận ra điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, hậu quả thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Vậy tại sao bạn không nên so sánh con mình với người khác.
Với các bậc làm cha mẹ, việc so sánh con mình với người khác được sử dụng như một chiêu “khích tướng” để trẻ có thể vượt qua chính mình, tiến bộ hơn trong cuộc sống. Nhưng với những đứa trẻ đang lớn với tâm hồn nhạy cảm, khi bị so sánh đồng nghĩa với việc cha mẹ không ghi nhận năng lực và giá trị của chúng. Vì vậy, việc so sánh có thể gây phản tác dụng và nhiều hậu quả khác. Cùng tìm hiểu lý do không nên so sánh con mình với người khác để có cách khích lệ con phù hợp hơn cha mẹ nhé!
Việc so sánh con mình với người khác của nhiều bậc phụ huynh đôi khi chỉ là vô tình hoặc do thói quen giao tiếp. Tuy nhiên, sự vô tình của cha mẹ lại có thể gây ra những tổn thương tinh thần nặng nề cho những đứa con của họ. Một số bậc cha mẹ cố tình dùng chiêu so sánh để kích thích trẻ có tâm lý hơn thua và cố gắng để vượt qua người mà cha mẹ đang đánh giá cao hơn mình. Đây vốn là chiêu “khích tướng”, có thể hiệu quả trong một vài trường hợp nhưng cũng là “con dao hai lưỡi” vì có thể phản tác dụng bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, đáng nói nhất là không ít bậc phụ huynh ngày nay bị áp lực thành tích. Họ luôn muốn con mình tốt hơn nữa và cần phải xếp thứ hạng cao hơn bè bạn cùng trang lứa. Đây chính là trường hợp đáng ngại nhất vì cùng với việc so sánh là tâm lý bực tức, không hài lòng và đôi khi là phủ nhận mọi sự nỗ lực của con.
Một số phụ huynh so sánh con mình với người khác xuất phát từ tâm lý so sánh bản thân với người khác. Họ không muốn những bậc phụ huynh khác hơn mình. Họ luôn muốn tự hào trong các buổi họp phụ huynh khi con mình luôn được biểu dương, luôn trong top đầu.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc cha mẹ so sánh con mình với người khác có thể tác động tiêu cực lên đứa trẻ. Những ảnh hưởng mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nhất như:
Khi cha mẹ đánh giá người khác cao hơn con mình, đứa trẻ sẽ thấy sự cố gắng của mình không được cha mẹ ghi nhận. Con sẽ thấy buồn, giảm lòng tự trọng. Lâu dần, trẻ sẽ tin là mình thực sự yếu kém và hình thành tâm lý thiếu tự tin vào bản thân.
Một lý do khác để các bậc cha mẹ không nên so sánh con mình với người khác đó chính là việc bị so sánh liên tục có thể tạo tâm lý bất cần ở trẻ. Khi trẻ đã nỗ lực nhưng không được ghi nhận, trẻ sẽ nghĩ sự cố gắng của mình là vô nghĩa. Và phản ứng thường gặp là trẻ sẽ bất cần, không muốn phấn đấu nữa vì dù sao mình cũng không thể làm hài lòng cha mẹ.
Trẻ hay bị so sánh sẽ phải chịu áp lực tâm lý nặng nề. Trẻ sẽ luôn gồng mình lên để cố gắng hết sức nhằm đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ. Việc này có thể gây ra những rối loạn tâm lý hoặc thậm chí là trầm cảm ở học sinh. Khi sức khỏe tinh thần của trẻ giảm sút, sức khỏe thể chất, kết quả học tập của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Một số trẻ vì mong muốn được cha mẹ ghi nhận nên lao vào học một cách không kiểm soát. Trẻ không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn và đánh mất đi khoảng thời gian tuổi thơ tươi đẹp nhưng ngắn ngủi. Trẻ cũng không có thời gian để khám phá thế giới xung quanh và trau dồi các kỹ năng sống khác. Khi đó, dù có trở thành một đứa trẻ có thành tích học tập cao nhưng trẻ vẫn không có cơ hội để rèn luyện kỹ năng sống.
Không nên so sánh con mình với người khác và bạn cũng không nên so sánh những đứa con trong gia đình với nhau. Điều này sẽ làm tổn thương tâm lý của trẻ sâu sắc. Trẻ có thể cho rằng cha mẹ đang thiên vị và nảy sinh tâm lý đố kỵ với anh chị em của mình. Trẻ sẽ âm ỉ nuôi dưỡng sự ganh ghét, sau đó sẽ thể hiện bằng thái độ không thân thiện thậm chí thể hiện bằng hành động cãi nhau, đánh nhau.
Nếu muốn tạo nên sự kết nối mạnh mẽ với trẻ, cha mẹ nên dừng việc so sánh con mình với người khác. Trẻ bị so sánh sẽ tổn thương tinh thần, ban đầu có thể chỉ là buồn bã và giận dỗi cha mẹ nhưng sau đó sẽ là xa lánh cha mẹ. Điều này làm sứt mẻ tình cảm gia đình. Khi trẻ không được sống trong gia đình vui vẻ và hạnh phúc, trẻ sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý, tính cách và hành vi.
Rõ ràng, các bậc phụ huynh không nên so sánh con mình với người khác vì những lý do như đã nói ở trên. Theo các chuyên gia tâm lý, thay vì so sánh, cha mẹ nên làm những việc sau:
Tóm lại, cha mẹ không nên so sánh con mình với người khác. Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ, tìm hiểu sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi để biết cách giao tiếp với con một cách hiệu quả nhất bạn nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.