Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Do đặc thù công việc bắt buộc phải thức khuya thường xuyên dẫn đến thiếu ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Một giấc ngủ ngon và đầy đủ sẽ giúp bạn hồi phục lại năng lượng đã mất, mang đến trạng thái tinh thần sảng khoái vào ngày hôm sau. Việc thiếu ngủ rất dễ khiến bạn mắc sai lầm trong công việc, học tập, ảnh hưởng làn da và tác động xấu đến sức khỏe. Vậy làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe trong trường hợp bắt buộc phải thức khuya làm việc? Bạn chắc chắn đừng bỏ qua các thông tin hữu ích được đề cập dưới đây.
Tùy theo từng độ tuổi khác nhau sẽ có thời gian ngủ không giống nhau. Độ tuổi càng nhỏ thì thời gian ngủ sẽ càng dài. Cụ thế:
Tiêu chuẩn này dựa theo độ tuổi nên chỉ mang tính tham khảo. Thời gian ngủ của mỗi người sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, nhu cầu, hoàn cảnh, tính chất công việc,...
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng, tăng sức đề kháng, giảm áp lực cho các cơ quan. Thế nhưng, do công việc và học tập bận rộn, quỹ thời gian nghỉ ngơi eo hẹp khiến nhiều người ngủ ít hơn thời gian ngủ cần thiết của bản thân. Điều này làm cho họ dễ bị suy nhược cơ thể, tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư phổi,... Vậy làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe và tràn đầy năng lượng? Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Người trưởng thành có thời gian ngủ hợp lý là từ 7 tiếng đến 9 tiếng. Trong đó sẽ được phân chia thành 5 đến 6 chu kỳ, mỗi chu kỳ sẽ được kéo dài 1 tiếng 30 phút. Một chu kỳ sẽ được trải qua 5 giai đoạn chính là ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ.
Vì vậy, để ngủ ít mà vẫn khỏe, bạn có thể dựa vào chu kỳ ngủ này. Nếu như có thời gian nghỉ ngơi nhiều, thì bạn có thể ngủ đủ 6 chu kỳ. Ngược lại nếu thời gian ngủ ít, thì bạn có thể chọn ngủ 3 đến 4 chu kỳ.
Bạn có thể dựa theo công thức sau để tính toán thời gian ngủ ít nhưng vẫn đảm bảo về năng lượng khi thức dậy:
Thời gian thức = Thời gian đi ngủ + (1,5 x X) + Y
Trong đó, thời gian đi ngủ là lúc chúng ta lên giường; 1,5 tương đương với 90 phút (một chu kỳ giấc ngủ); X là số chu kỳ mong muốn (tối thiểu là 3 và tối đa là 6); Y là khoảng thời gian Awake, dao đồng từ 10 phút đến 30 phút.
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp ngủ Polyphasic. Đây là phương pháp được sáng tạo bởi danh họa Leonardo Da Vinci. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp ngủ này khi thực sự cần thiết với quỹ thời gian cực kỳ eo hẹp. Bởi lẽ, áp dụng cách ngủ này thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe, dễ làm tăng huyết áp, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, thiếu máu,...
Thay vì ngủ nhiều tiếng trong một lần, phương pháp ngủ Polyphasic sẽ chia nhỏ giấc ngủ và ngủ nhiều giấc trong ngày. Cứ 4 tiếng là bạn sẽ ngủ khoảng 15 phút. Sau 24 tiếng, tổng thời gian ngủ sẽ được rút ngắn tối đa chỉ còn khoảng 90 phút/ngày.
Việc cắt bớt thời gian ngủ bằng các phương pháp ngủ được nhắc đến trước đó tuy không phải là một ý tưởng tồi, nhưng về lâu dài vẫn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt, không phải ai cũng có thể thực hiện đúng các phương pháp ngủ này. Chính vì thế, để ngủ ít mà vẫn khỏe, bạn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình bằng việc thiết lập lối sống lành mạnh và khoa học:
Tóm lại, qua các thông tin cung cấp trong bài, hy vọng rằng đã giải đáp thắc mắc “Làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe?” của nhiều bạn. Ngủ là khoảng thời gian cơ thể được thả lõng, các cơ quan được nghỉ ngơi. Vì vậy, giấc ngủ vô cùng quan trọng trong việc tái tạo lại năng lượng giúp duy trì các hoạt động sống. Mong rằng dù bận rộn như thế nào, bạn cũng sẽ sắp xếp thời gian hợp lý để luôn có một giấc ngủ chất lượng.
Bảo Vân
Nguồn: Vinmec