Mách mẹ cách nhận biết dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh
Ngày 23/05/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Sau 6 tuần mang thai đầu tiên, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và thai nhi phát triển rất nhanh. Hiểu rõ những thay đổi trong cơ thể mẹ và bé trong 6 tuần lễ này sẽ giúp mẹ theo dõi được những dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh hoặc nhận ra tình trạng bất thường nếu có.
Để nhận biết dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh, mẹ cần tìm hiểu sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, đồng thời cũng nhận ra đâu là những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Sự phát triển của thai nhi trong 6 tuần đầu
Tuần 1
Ở tuần đầu tiên này, thai nhi từ một cụm tế bào sẽ nhân lên và phân chia liên tục trong suốt 24 giờ mỗi ngày để phát triển nhanh chóng.
Tuần 2
Phôi thai di chuyển vào tử cung để tìm vị trí thích hợp và ở đó trong suốt 38 tuần tới.
Thai nhi chỉ bằng một hạt giống và mắt thường không thể nhìn thấy được.
Hình thành lớp tế bào ngoại bì: Là da, tóc, mắt, não bộ, hệ thần kinh và men răng.
Hình thành lớp tế bào giữa (trung bì): Là xương sống, cơ và các mô, thận và hệ thống mạch (máu).
Hình thành các lớp bên trong (nội bì): Cơ quan nội tạng.
Tuần 3
Kích thước của bé cỡ một chú nòng nọc.
Trái tim vẫn còn non nớt nhưng đã bắt đầu đập để đưa máu lưu thông khắp cơ thể.
Vách ngăn tim chưa hoàn chỉnh.
Bắt đầu hình thành não bộ và bé có thể cảm nhận được nhịp đập từ trái tim mẹ.
Tuần 4
Kích thước của thai nhi ở thai kỳ 4 tuần tuổi trung bình dài khoảng 5 - 6mm.
Đầu của bé vẫn còn to hơn so với cơ thể, trên phần khuôn mặt và hàm đã có những nếp gấp nhỏ.
Xuất hiện những chồi nhỏ bên hông cơ thể (tay và chân), những hốc nhỏ ở hai bên đầu (ống tai), bắt đầu hình thành mắt, mũi.
Nhịp tim của bé vào khoảng 80 nhịp/phút (80 BPM).
Hình thành các cơ quan nội tạng quan trọng: Thận, gan, phổi.
Hình thành cằm, má, hàm của bé.
Tuần 5
Thai nhi đã lớn gần một quả nho.
Mỗi phút hình thành khoảng 100 tế bào não mới.
Hình thành xương.
Đường nét trên khuôn mặt rõ dần.
Đầu của bé ở phía sau phát triển nhanh hơn phía trước.
Hình thành miệng và lưỡi cùng với tay và chân.
Hình thành các tuyến sinh dục nhưng chưa xác định chính xác giới tính của bé.
Hai quả thận về đúng vị trí, bắt đầu hoạt động thải nước tiểu nhưng chưa thực hiện nhiệm vụ lọc máu.
Tuần 6
Thai nhi dài chưa tới 1 cm và không còn cái đuôi nhỏ. Đầu và trán vẫn rất to nhưng thân mình bé tí.
Hình thành chóp mũi.
Các ngón tay, ngón chân, chân, môi, mí mắt đang thành hình.
Đôi mắt tiến gần hai bên thái dương hơn.
Các van tim và những đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi được hình thành.
Xuất hiện những đường nét ở đầu các chi nơi mà sau này thành hình các ngón chân và ngón tay.
Thai nhi nằm dạng chữ C, bắt đầu có vài cử động rất nhỏ, không chủ ý, di chuyển thấp thoáng bên trong tử cung là những dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh.
Bé đã có thể gập cánh tay và cổ tay nhờ xương đã hình thành.
Dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh
Đến tuần thứ 6 của thai kỳ, mẹ cần biết những dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh như nhịp tim thai nhi có bình thường không, cơ thể con thay đổi như thế nào. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ nhận biết con có bình thường không:
Nhịp tim
Thai nhi 6 tuần đã có tim thai, nhịp tim mỗi phút từ 160 đến 180 lần, so với nhịp tim của mẹ thì nhanh hơn gấp đôi.
Ở thời điểm này, thai nhi có điện tâm đồ cũng tương tự như người trưởng thành.
Lúc này, cha mẹ thường muốn biết về giới tính của con. Nhiều người tin rằng đo nhịp tim thai 6 tuần có thể biết là con trai hay con gái. Nhưng thực tế, kết quả này không chính xác hoàn toàn.
Theo nghiên cứu về giới tính và nhịp tim, không có sự khác biệt giữa nhịp tim của bé trai và bé gái. Ngoài ra, thai nhi lớn lên thì nhịp tim cũng thay đổi. Do đó, việc dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim không mang lại kết quả chính xác.
Ba mẹ cần đợi thêm một thời gian, lúc đó có thể nhìn thấy rõ thai nhi là con trai hay gái qua hình ảnh siêu âm.
Não bộ
Không chỉ có nhịp tim bình thường, sự phát triển của não bộ thai nhi cũng cho thấy dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh. Thai nhi đã hình thành một vài trung tâm não chính, bao gồm đồi thị, vùng dưới đồi và tiểu não.
Phôi thai có thể động chạm vào bụng mẹ hoặc chuyển động mạnh.
Lúc này, mọi yếu tố kích thích bên ngoài đều được bé tiếp thu, từ đó hình thành nên các liên kết thần kinh của não bộ.
Mắt, mũi, miệng và tai
Hình thành các chấm màu đen ở nơi phát triển mắt và lỗ mũi của bé.
Qua siêu âm, mẹ có thể thấy hai bên đầu có hai chiếc tai nhỏ xíu.
Hình thành các bộ phận trong miệng như lưỡi, dây thanh âm.
Tay và chân
Tay và chân dài ra, phát triển thành các chi.
Xương sống kéo dài đến cuối cơ thể như chiếc đuôi và chiếc đuôi nhỏ này sẽ biến mất trong ít tuần sau đó.
Kích thước cơ thể
Kích thước thai nhi 6 tuần tuổi dài khoảng 0,6cm. Phải thêm nhiều tuần nữa, tử cung sẽ lớn hơn, các cơ quan và bộ phận của thai nhi sẽ phát triển hơn.
Khi mang thai tuần thứ 6, mẹ nên làm gì?
Đừng bỏ qua tất cả hải sản
Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, mẹ nên ăn các loại hải sản tốt cho sức khỏe, chỉ tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.
Để giảm chứng ốm nghén, mẹ nên ăn các loại ngũ cốc khô, bánh gạo, bánh quy và bánh mì que.
Vận động nhẹ và thư giãn nhiều.
Chọn món ăn lành mạnh
Nên tránh đồ ăn ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, thay vào đó bằng báo gạo, bánh quy giòn hoặc bắp rang bơ. Tránh uống cà phê và hãy uống cacao hay chocolate nóng.
Khám sức khỏe định kỳ
Mẹ nên thường xuyên đi khám thai để được tư vấn và hướng dẫn cách dưỡng thai và kịp thời phát hiện những dấu hiệu thai bất thường để xứ lý sớm. Chú ý nên đi khám thai đúng lịch hẹn.
Tóm lại, sau khi đọc bài viết "Dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh", mẹ đã nắm rõ thông tin về những thay đổi trong cơ thể của thai nhi, từ đó có thể tự theo dõi sức khỏe của thai nhi tại nhà.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm