Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mách mẹ cách rặn đẻ để không bị rạch tầng sinh môn

Ngày 19/08/2022
Kích thước chữ

Việc phải phẫu rạch tầng sinh môn được biết đến như là một phương pháp phòng ngừa tình trạng rách âm đạo khi sinh. Tuy nhiên, đây phải là giải pháp tốt nhất?

Rạch tầng sinh môn được các bác sĩ sử dụng rất phổ biến như một biện pháp hỗ trợ sản phụ khi sinh con. Đặc biệt là những sản phụ lần đầu sinh con so chưa có kinh nghiệm rặn đẻ, do thai quá to, âm đạo của người mẹ còn khá rắn chắc và không giãn nở đủ để em bé chào đời. Lúc này, việc rạch tầng sinh môn có ý nghĩa rất quan trọng như hạn chế tình trạng rách tầng sinh môn ngoài ý muốn, hạn chế tình trạng chảy máu khi sinh đồng thời giúp cho việc khâu vết thương dễ dàng và thẩm mỹ hơn.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp các sản phụ có cơ địa âm đạo giãn rất tốt, vùng xương chậu nở rộng hoặc khi siêu âm bác sĩ thấy thai nhi tương đối nhỏ… Khi đó, sản phụ hoàn toàn có thể thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về cách rặn đẻ đúng cách nhất nhằm hạn chế tình trạng rạch tầng sinh môn.

Cách rặn đẻ để không bị rạch tầng sinh môn

Sinh con được xem là một “thiên chức” bởi chỉ có những người đã từng sinh ra đứa con của mình mới có thể thấu hiểu cảm giác đau được ví như “bị bẻ gãy 20 cái xương”, để con được khỏe mạnh chào đời. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu mẹ bầu biết rặn đẻ đúng cách, sẽ giúp cho việc sinh đẻ dễ hơn, nhanh hơn và đỡ đau hơn. Khi thực hiện đúng kỹ thuật rặn và thở, các bà mẹ có thể dễ dàng sinh thường một cách tự nhiên mà không cần can thiệp rạch tầng sinh môn.

Tư thế nằm như thế nào là đúng cách?

Tư thế nằm bao gồm tay, chân, mông và lưng cần được để đúng chỗ, đúng với thiết kế của bàn sinh, sẽ góp phần trợ lực cho việc rặn đẻ thực hiện dễ dàng hơn. Cụ thể như sau:

  • Khi bước vào phòng sinh thường, mẹ bầu cần nằm cao đầu với góc nghiêng 45 độ, mông hơi nâng một chút và 2 tay nắm chặt 2 càng của bàn sinh.
  • Hai chân phải đạp mạnh vào giá đỡ chân.
  • Lưng phải thẳng và áp sát vào bàn sinh.
  • Mông phải cong lên trước.
Giải đáp thắc mắc: Cách rặn đẻ để không bị rạch tầng sinh môn?1 Cách rặn đẻ như thế nào để không bị rạch tầng sinh môn là thắc mắc của nhiều người

Cách hít thở như thế nào là đúng cách?

Mẹ bầu nên chú ý một điều là việc rặn đẻ phải được phối hợp nhịp nhàng với các động tác hít – thở. Khi mẹ bầu cảm nhận được cơn gò tử cung cũng là lúc bụng trở nên cứng dần và những cơn đau đẻ bắt đầu xuất hiện với tần suất ngày một mạnh hơn. Cách hít - thở đúng cách như sau:

  • Lúc thấy cơn đau xuất hiện tức là có cơn co bắt đầu diễn ra, bạn nên lấy bình tĩnh, sau đó hít bằng mũi và thở ra bằng miệng.
  • Đến khi cơn đau tăng dần, thai phụ sẽ phải thở nông và nhanh hơn.
  • Miệng ngậm chặt lại và dồn hơi thật mạnh với mục đích lấy sức đẩy hơi xuống bụng dưới giúp thai nhi thuận lợi ra ngoài.

Cách rặn như thế nào là đúng cách?

Tại phòng sanh, bạn hãy yên tâm vì bên cạnh luôn luôn có bác sĩ và hộ sanh ở bên cạnh bạn. Đặc biêt lúc rặn, miệng không được phát ra bất kỳ âm thanh nào nhằm mục đích dưỡng sức. Bạn chỉ nên tập trung vào việc rặn. Giữa các cơn co gò tử cung, nếu cảm thấy hết đau, bạn nên tiếp tục thở sâu và dưỡng sức nhằm tập trung cho đợt rặn kế tiếp. Sau mỗi nhịp rặn đẻ, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 1 phút để lấy lại sức.

Cách rặn đúng cách như sau:

  • Khi bạn cảm thấy sắp hết hơi, nhưng vẫn còn cảm thấy đau, hãy hít tiếp một hơi thật sâu và tiếp tục rặn cho đến khi không cảm thấy đau bụng nữa.
  • Bạn nên rặn đẻ tự nhiên, khi bạn cảm thấy muốn rặn hoặc khi đầu em bé được xác định ở mức thấp hợp lý.
  • Bạn hãy tỉnh táo, “để dành” sức và bạn chỉ nên rặn khi cảm thấy có xuất hiện cơn hối thúc, đầu của bé gây áp lực lên dây thần kinh của sàn chậu.
  • Cuối cùng, hãy ngừng rặn và đơn giản là hít thở nhịp nhàng, chờ cho bé ra đời, lúc này đầu bé đã được đẩy qua xương chậu và bắt đầu làm căng tầng sinh môn.
Giải đáp thắc mắc: Cách rặn đẻ để không bị rạch tầng sinh môn?2 Mẹ bầu nên chú ý một điều là việc rặn đẻ phải được phối hợp nhịp nhàng với các động tác hít – thở

Các lưu ý để rặn đẻ dễ dàng để không bị rạch tầng sinh môn

Vơi những lưu ý dưới đây sẽ là những thông tin mà chị em cần nắm, điều đó sẽ giúp các bạn rặn đẻ dễ dàng hơn:

Cần xác định chính xác chu kỳ của các cơn gò tử cung

Thông thường, quá trình sinh con sẽ diễn ra trong khoảng 6 giờ đến 24 giờ. Khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ thì tần suất các cơn gò khoảng 10 phút/lần, kéo dài chừng 10 đến 15 giây với mức độ đau ở mức vừa phải. Khi xác định có dấu hiệu trên 3 cơn co trong 10 phút và kéo dài lâu hơn, từ 30 đến 40 giây, thời điểm này bạn có thể bắt đầu rặn. Việc xác định đúng cơn gò tử cung của mình sẽ giúp bạn có thể điều hòa được nhịp thở, đồng thời dồn sức rặn, giúp quá trình sinh em bé được nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Luôn giữ đúng tư thế khi rặn đẻ

Tư thế đúng khi sinh đóng vai trò rất quan trọng giúp cho em bé ra đời suôn sẻ. Khi nằm trên bàn sinh, bạn cần chú ý để đầu của mình luôn hướng một góc 45 độ. Hai tay nắm chặt 2 thanh càng trên bàn sinh để làm điểm tựa vững chắc. Hai bàn chân đạp mạnh và đúng vào vị trí bàn để chân. Đây chính là tư thế chuẩn dành cho thai phụ khi sinh, giúp cho quá trình vượt cạn của mẹ bầu được thành công hơn.

Luôn giữ cho tâm lý thoải mái và điều hòa hơi thở

Việc giữ cho tâm lý thoải mái và điều hòa hơi thở sẽ giúp cuộc rặn đẻ của bạn diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Quá trình sinh con là một hành trình hết sức thiêng liêng, cao cả và nhiều cảm xúc, mọi đau đớn sẽ không quá to tát so với niềm hạnh phúc khi được đón con yêu chào đời. Trong trường hợp bạn cảm thấy quá sức, hãy lên tiếng và yêu cầu bác sĩ trợ giúp, họ sẽ hướng dẫn bạn cách hít thở và lấy hơi nhịp nhàng và hỗ trợ những điều cần thiết.

Giải đáp thắc mắc: Cách rặn đẻ để không bị rạch tầng sinh môn?3 Quá trình sinh con là một hành trình hết sức thiêng liêng, cao cả và nhiều cảm xúc

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc cho vấn đề cách rặn đẻ như thế nào để không bị rạch tầng sinh môn mà bạn đọc có thể tham khảo. Để đảm bảo quá trình sinh nở được diễn ra tự nhiên, an toàn thì việc tìm hiểu những thông tin về việc hít thở và cách rặn đẻ là vấn đề vô cùng quan trọng. Chúc cho mẹ bầu có những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ và vượt cạn thành công nhé!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin