Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thalassemia là bệnh lý di truyền huyết học khá phổ biến trên thế giới. Người bệnh mắc thalassemia bị thiếu máu nghiêm trọng đồng thời thừa sắt do hồng cầu tan rã. Điều này khiến họ phải truyền máu liên tục và thúc đẩy cơ thể thải lượng sắt thừa. Vậy người mang gen thalassemia có nên uống sắt không?
Người mang gen thalassemia có nguy cơ bị quá tải sắt do tăng hấp thu sắt - lượng sắt ứ đọng từ hồng cầu vỡ hoặc do phải truyền máu thường xuyên. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, trẻ em… bổ sung sắt là điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển tốt nhất, vậy có cần bổ sung thêm sắt cho những đối tượng này nếu mang gen thalassemia không? Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bài viết “Mang gen thalassemia có nên uống sắt không? Những điều cần chú ý khi mang gen thalassemia” nhé!
Bệnh thalassemia hay còn gọi là bệnh thiếu máu tán huyết bẩm sinh (tan máu bẩm sinh). Đây là tình trạng các tế bào hồng cầu của người bệnh bị phá hủy nhanh hơn so với người bình thường, khi lượng hồng cầu thấp người bệnh sẽ bị thiếu máu. Thiếu máu tán huyết là bệnh di truyền hoặc do mắc một số bệnh khác gây ra. Bệnh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, với thể nhẹ bệnh thường không có biểu hiện, chỉ khi ở thể nặng mới bộc lộ rõ các triệu chứng của thiếu máu và phải thường xuyên truyền máu theo định kỳ. Nếu người bị tan máu bẩm sinh không được truyền máu đầy đủ sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng khác như: Chậm lớn, suy tim, lách to…
Bên cạnh việc thiếu máu, người mắc thalassemia còn gặp phải tình trạng quá tải sắt. Lượng sắt dư thừa trong cơ thể không kịp đào thải sẽ tích tụ ở gan, tuyến yên, tim, tinh hoàn, buồng trứng gây ra tổn thương và làm suy giảm chức năng của những cơ quan này.
Sắt là một khoáng chất cần thiết đối với cơ thể con người, chiếm tỷ lệ 0,004% thành phần của cơ thể và phân bố ở hầu hết các tế bào. Nó có tác dụng chính trong hoạt động của cơ thể như: Hỗ trợ quá trình tổng hợp myoglobin - chất dự trữ oxy cho cơ thể và hemoglobin - thành phần tham gia quá trình vận chuyển oxy đến các mô và tế bào trong cơ thể. Ngoài ra sắt còn là thành phần của một số enzyme oxy hóa khử như peroxidase, catalase hay các cytochrome (chất xúc tác sinh học). Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và sản xuất năng lượng oxy, bất hoạt của các gốc oxy có hại và hô hấp của thể ty lạp.
Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là hai đối tượng cần bổ sung sắt đầy đủ, vì sắt mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nếu thiếu sắt, sự hấp thu chì ở đường tiêu hóa tăng cao, dẫn đến nguy cơ ngộ độc chì cho cơ thể. Từ đó gây tổn thương đến hệ thống tạo máu và hệ thần kinh trung ương.
Ngược lại, thừa sắt cũng gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Lượng sắt quá tải tồn tại trong thời gian dài gây ra tình trạng ứ đọng sắt tại các mô như tim, tuyến nội tiết, gan, tụy…. Từ đó làm rối loạn chức năng hoặc nguy cơ phá hủy những cơ quan này.
Bên cạnh những tác dụng chính, sắt còn có một số tác dụng khác như:
Thực tế, rất nhiều người mang gen thalassemia phải thải sắt thường xuyên trong thời gian dài do lượng sắt trong cơ thể bị dư thừa. Vậy những người mang gen thalassemia có nên uống sắt không? Hay cần phải hạn chế bổ sung sắt vào cơ thể giống như những người bị bệnh khác?
Mang gen bệnh tức là mức độ bệnh của những người này đang ở mức độ nhẹ, đây là mức độ thấp nhất của bệnh tan máu bẩm sinh. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ không có những triệu chứng bệnh, do vậy thường không phát hiện bản thân đang mắc bệnh. Chỉ khi cơ thể cần bổ sung sắt như cơ thể mệt mỏi, rong kinh, có thai… và qua quá trình kiểm tra mới phát hiện bản thân mang gen thalassemia.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, người mang gen thalassemia có nên uống sắt không tùy thuộc vào tình trạng bệnh của họ? Trường hợp số liệu sau kiểm tra cho thấy lượng sắt trong cơ thể cao hơn bình thường và có dấu hiệu tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể thì không nên bổ sung sắt. Ngược lại, nếu cơ thể bị thiếu sắt do rong huyết, mang thai… thì lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc cho bệnh nhân uống sắt. Tuy nhiên, việc bổ sung liều lượng sắt cần phải được quan sát và theo dõi cẩn thận tránh nguy cơ gây quá tải sắt trong cơ thể, gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.
Chính vì thế, nếu bạn có nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể cơ thể. Tốt nhất, hãy đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để đánh giá tình trạng của chỉ số sắt trong cơ thể như thế nào. Lúc này mới bổ sung sắt theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.
Tùy vào tình trạng bệnh mà người mang gen thalassemia có cần bổ sung sắt hay không. Trường hợp nếu bạn đã kiểm tra và được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt thì cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
Mang gen thalassemia có thể bổ sung sắt nhưng bạn cần phải theo dõi quá trình uống sắt một cách chặt chẽ, đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề mang gen thalassemia có nên uống sắt không mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trạng web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm những thông tin chi tiết về sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.