Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mang thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh và rất hoang mang không biết có ảnh hưởng gì không. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ lý giải nguyên nhân và những điều cần lưu ý khi bị đau bụng trong những tháng cuối thai kỳ.
Càng về cuối hành trình mang thai thì mẹ bầu sẽ gặp tần suất đau bụng dưới ngày càng nhiều. Đây có thể là dấu hiệu của sự chuyển dạ hoặc nguy hiểm hơn là các vấn đề khác về sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp cho người chuẩn bị làm mẹ các kiến thức về tình trạng thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh cũng như những điều cần lưu ý.
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu gặp nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới với cảm giác tương tự như đau bụng kinh. Cơn đau xuất hiện có thể là do thai nhi phát triển, tăng kích thước chèn ép vùng bụng, tinh thần căng thẳng lo âu… Đây là hiện tượng sinh lý bình thường mà đa số các mẹ bầu đều phải đối mặt.
Tuy nhiên, trong trường hợp gặp phải các triệu chứng sau đây thì thai phụ cần đến bác sĩ thăm khám để tránh nguy hiểm đến sức khỏe của hai mẹ con:
Các cơn gò bụng sẽ bắt đầu xuất hiện khi mẹ chạm mốc tuần thai thứ 33. Cơn gò bình thường sẽ diễn ra cùng lúc với tần suất mỗi ngày 1 - 2 lần. Chúng có thể xuất hiện ngẫu nhiên mà không tuân theo quy luật. Do đó, mẹ bầu cần chú ý mọi hoạt động khi bước vào những tháng cuối thai kỳ, không nên vận động mạnh.
Đôi lúc, các cơn gò sinh lý sẽ khiến mẹ bầu bị đau, cảm giác tê cứng. Cơn đau có thể khiến thai phụ mệt hoặc thiếp đi. Trong tình huống không có người hỗ trợ bên cạnh thai phụ thì sẽ khá nguy hiểm.
Không giống như cơn gò sinh lý, cơn gò báo mẹ sắp sinh diễn ra dồn dập, đau theo chu kỳ. Kèm theo đó, trong một vài trường hợp, thai phụ sẽ gặp hiện tượng bung nút nhầy, rỉ ối, đau lưng. Nếu gặp một trong những dấu hiệu này, mẹ bầu cần chú ý hơn vì đây có thể là dấu hiệu sắp sinh. Mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện uy tín hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra.
Thường thì nhau thai sẽ nong ra khỏi thành tử cung khi cơ thể có dấu hiệu chuyển dạ để em bé được sinh ra. Quá trình nhau thai tách khỏi tử cung cũng làm mẹ bị đau. Cơn đau kèm theo đau lưng, chảy máu vùng kín, tử cung co thắt nhằm đẩy nhau thai ra ngoài.
Mặc dù vậy, nếu mẹ bị bong nhau non thì đây là vấn đề khác mang tính chất nghiêm trọng. Thai phụ cần được xử trí nhanh để tránh ảnh hưởng đến tính mạng của cả hai mẹ con. Gia đình tuyệt đối không được chủ quan khi mang thai tuần 38 và các tháng cuối.
Viêm đường tiết niệu có thể là một trong các nguyên nhân khiến mẹ mang thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh. Triệu chứng của bệnh là đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu giảm, nước tiểu có mùi lạ… Đối với bệnh mức độ nặng thì mẹ bầu có thể bị lạnh, sốt, đau bụng dữ dội, tiểu ra máu…
Hiện tượng này làm tăng nguy cơ mẹ sinh non, đặc biệt nguy hiểm nếu thai nhi thiếu tháng. Thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra cẩn thận nhằm làm giảm tối đa biến chứng của bệnh.
Trong điều kiện bình thường, hiện tượng thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh là một trong các thích ứng của cơ thể giúp mẹ dễ dàng sinh nở. Mẹ bầu không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao từng cơn đau để được xử lý kịp thời nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường không mong muốn xảy ra. Mẹ nên gặp bác sĩ sớm nhất để loại trừ nguyên nhân đau bụng dưới là không bình thường và được tư vấn phương án điều trị an toàn nhất.
Phụ nữ mang thai thường xuất hiện tâm lý lo âu vào những tháng cuối của thai kỳ. Việc suy giảm sức khỏe hệ miễn dịch hay trầm cảm là điều dễ xảy ra. Để phòng tránh, thai phụ hãy xây dựng khẩu phần ăn uống bổ sung vitamin và các nhóm thực phẩm để thai kỳ luôn khỏe mạnh.
Ở những mẹ bầu có sức khỏe yếu, có tiền sử bệnh lý thì cần chú ý nhiều hơn các cơn đau ngắn hạn. Mẹ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng. Trong trường hợp thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh kéo dài không đi kèm dấu hiệu của việc chuyển dạ, mẹ hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra để được xác định nguyên nhân chính xác.
Để tránh nguy cơ chuyển dạ sớm ở tuần thai thứ 38, bạn cần giảm hoặc hạn chế sinh hoạt vợ chồng. Thêm vào đó, thai nhi sẽ phát triển nhanh hơn vào những tháng cuối nên mẹ hãy lưu ý đi lại nhẹ nhàng, giữ thăng bằng để không bị vấp ngã.
Hiện tượng thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh cũng có khả năng là dấu hiệu chuyển dạ. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh, chúng có thể diễn ra đồng thời hoặc lần lượt mà mẹ nên nhận biết:
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề mang thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh. Hiện tượng này dễ xảy ra khi thời điểm dự sinh đang đến gần hoặc nhiều nguyên nhân khác trong cơ thể. Mẹ bầu hãy thường xuyên khám thai định kỳ, chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt để sẵn sàng đón chào con yêu nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.