Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Củ cải có nhiều tác dụng giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh và làm đẹp. Nhưng liệu phụ nữ sau sinh ăn củ cải được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo về dinh dưỡng của củ cải cho phụ nữ sau sinh thông qua bài viết dưới đây nhé!
Củ cải là một loại củ được hình thành từ rễ do sự dư thừa chất dinh dưỡng của thực vật thuộc họ cải. Đây là một thứ củ quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình. Tuy nhiên sản phụ sau sinh ăn củ cải được không? Nên ăn củ cải thế nào cho khoa học và đảm bảo an toàn sức khỏe của cả mẹ bé?
Mẹ sau sinh ăn củ cải được không? Câu trả lời là có thể mẹ nhé! Bởi củ cải là một thực phẩm lành tính, cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất giúp làm tăng cường thể trạng của người mẹ nên củ cải còn được ví như là “nhân sâm trắng”. Nếu mẹ bổ sung loại củ này vào chế độ ăn một cách hợp lý thì sẽ mang lại tác dụng có lợi như: Chắc khỏe xương, cung cấp các dưỡng chất cần thiết, nhuận tràng...
Trong giai đoạn mang thai, củ cải giúp mẹ bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng có trong củ cải như axit folic, vitamin B, vitamin C và calci với tác dụng bảo vệ mô tế bào, chống oxy hóa. Đặc biệt, hàm lượng kẽm trong củ cải còn góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh cũng như não bộ của trẻ. Ngoài ra, calci và photpho trong củ cải còn giúp xương và răng của trẻ được định hình và phát triển tốt hơn.
Phụ nữ sau sinh ăn củ cải giúp cơ thể mẹ được bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Protid, glucid, xenlulozo, calci, vitamin B1, B2, vitamin C, vitamin PP, sắt, photpho... Những dưỡng chất này góp phần giúp cho sức khỏe mẹ sau sinh mau hồi phục, đồng thời tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt.
Với những người đang mắc các vấn đề về sức khỏe xương khớp thì ăn củ cải chính là một loại thực phẩm bổ dưỡng giúp cải thiện các tình trạng về xương khớp. Vì trong củ cải có chứa một hàm lượng lớn calci và kali có tác dụng giúp các mô liên kết của cơ thể phát triển tối đa. Do đó, khi đưa củ cải vào chế độ ăn uống hàng ngày thì lượng calci và kali có trong củ cải sẽ giúp mẹ hạn chế cũng như cải thiện được các tổn thương tại xương khớp. Thậm chí có thể ngăn ngừa các bệnh viêm khớp dạng thấp và loãng xương.
Một công dụng tuyệt vời của củ cải đó là giúp các mẹ sau sinh cải thiện hệ tiêu hóa, nhuận tràng. Bởi trong củ cải rất giàu chất xơ, đây là chất có tác dụng cải thiện các triệu chứng về đường tiêu hóa như táo bón, tăng nhu động ruột.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, lá của củ cải còn có tác dụng làm giảm nhu động ruột. Vì thế, khi mẹ ăn vào có thể cải thiện được các tình trạng tiêu chảy rất tốt. Bên cạnh đó, củ cải còn có khả năng thúc đẩy cơ thể sản xuất dịch mật cho ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
Những lợi ích của củ cải mang lại cho sức khỏe mẹ sau sinh là vấn đề không thể phủ nhận. Nhưng, các mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để không mắc phải những tác dụng không mong muốn như sau:
Mặc dù củ cải rất có lợi cho cơ thể nhưng mẹ chỉ nên sử dụng tối đa 2 - 3 lần củ cải trong tuần. Vì nếu ăn củ cải quá nhiều có thể sẽ khiến mẹ bị đau bụng hay rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, củ cải còn có tính lợi tiểu, vì thế ăn nhiều sẽ gây tiểu rắt và khó chịu cho cơ thể mẹ.
Những đối tượng không nên ăn củ cải để tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe gồm:
Để đảm bảo cơ thể có thể hấp thụ tốt các dưỡng chất trong củ cải thì mẹ cần chú ý các vấn đề sau:
Bên cạnh suy nghĩ sau sinh ăn củ cải được không thì mẹ cũng muốn biết cách chế biến những món ăn bổ dưỡng từ củ cải. Vậy mẹ hãy tham khảo các gợi ý dưới đây nhé:
Dù củ cải đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng mẹ vẫn cần phải tuân thủ theo lượng ăn cho phép, cũng như kết hợp cùng với nhiều món ăn bổ dưỡng khác để bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể. Hy vọng với những thông tin trên, Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho mẹ nhiều kiến thức bổ ích về dinh dưỡng mẹ bầu và giúp mẹ hiểu hơn về việc sau sinh ăn củ cải được không và những lưu ý quan trọng khi ăn củ cải.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.