Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có thể áp dụng cách phương pháp trị cảm cúm nhanh nhất để cơ thể được phục hồi mau chóng và tránh được các biến chứng của bệnh.
Bạn có thể áp dụng cách phương pháp trị cảm cúm nhanh nhất để cơ thể được phục hồi mau chóng và tránh được các biến chứng của bệnh.
Đôi khi rất khó có thể đốt cháy giai đoạn chữa cảm cúm hiệu quả. Nhưng nếu bạn biết sử dụng đúng cách những liều thuốc, những mẹo chữa bệnh dân gian, chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ về hiệu quả và tốc độ chữa bệnh mà những phương pháp này mang lại.
Gừng là phương thuốc dân gian được ưa chuộng hàng đầu trong điều trị cảm cúm. Khi có những dấu hiệu cảm cúm, bạn chỉ cần uống một bát nước gừng nóng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, nhanh chóng chấm dứt sự quấy rầy của cơn cảm cúm. Cách làm nước gừng rất đơn giản, đầu tiên xắt gừng thành từng miếng nhỏ, cho gừng đã xắt vào nồi đun sôi trong khoảng từ 5 - 10 phút theo tỷ lệ 4 thìa gừng - 1 cốc nước. Bạn củng có thể cho thêm chút đường đỏ (có tác dụng giữ ấm dạ dày), uống nhiều lần trong ngày, đặc biệt nên uống trước khi đi ngủ.
Đây cũng là một món ăn giúp trị cảm cúm rất hiệu quả. Hành còn là một vị thuốc chống động thai. Bài thuốc chữa cảm cúm dễ thực hiện nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành và tiêu xay, ăn lúc còn nóng, sau đó đắp chăn ấm để mồ hôi trong cơ thể thoát ra. Bạn cũng có thể cho thêm hành vào cháo trứng gà và kết hợp cùng lá kinh giới, tía tô.
Chữa cảm cúm bằng mật ong là phương pháp truyền thống của người New Zealand. Phương pháp làm vô cùng đơn giản: Đun nước sôi ở nhiệt độ cao, tiếp đó cho nước cốt chanh vào, cuối cùng cho thêm chút mật ong là có thể dùng được. Các chuyên gia cho biết, mật ong có tác dụng giảm đau họng hiệu quả, nước chanh lại giúp nâng cao hệ miễn dịch, kết hợp 2 loại thực phẩm này lại sẽ đánh bay cơn cảm cúm rất hữu hiệu.
Chuẩn bị nguyên liệu cho một nồi lá xông gồm: Lá tre, lá bưởi, lá sả, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ một nắm to. Cách nấu lá xông rất đơn giản: bạn rửa sạch tất cả các loại lá, rồi cho vào nồi (trừ lá bạc hà) và nước sao cho phần nước vừa ngập phần lá xông. Đun nhỏ lửa cho sôi khoảng 10 phút, khi chuẩn bị xông thì cho lá bạc hà vào đun tiếp 1- 2 phút nữa. Bạn nên thực hiện xông ở nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín người, mở nồi một cách chậm rãi để cơ thể kịp thích nghi, tiến hành xông trong 5 - 10 phút. Khi xông xong, bạn từ từ mở chăn để cơ thể không bị sốc nhiệt, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm thật nhanh rồi lau khô người, mặc quần áo, rồi nằm nghỉ.
Tạp chí Best Health đã chỉ ra rằng, cách này có thể giúp cơ thể giảm được các triệu chứng sốt, đồng thời có thể thu hút máu tụ về bàn chân, tăng cường tuần hoàn máu. Cách làm cự kì đơn giản: Trước khi đi ngủ, bạn hãy ngâm chân trong nước nóng, sau đó đeo một đôi tất cotton mỏng đã được ngâm trong nước đá. Sau đó tiếp tục đeo thêm một vài đôi vớ len khô bên ngoài. Sáng hôm sau thức dậy, bạn sẽ cảm thấy khá cơn sốt và các triệu chứng bệnh giảm đi đáng kể.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.