Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mẹo chữa đau khớp cổ tay tại nhà đơn giản, hiệu quả

Ngày 19/02/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau khớp cổ tay là tình trạng thường gặp ở những người phải vận động tay nhiều, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những mẹo chữa đau khớp cổ tay tại nhà đối với những trường hợp bệnh nhẹ.

Đau khớp cổ tay là tình trạng vùng khớp ở cổ tay bị đau nhức, khó chịu. Đây là tình trạng thường gặp ở nhân viên văn phòng, vận động viên hay những người phải dùng lực tay nhiều. Đối với những tình trạng đau nhẹ thì bạn có thể áp dụng những mẹo chữa đau khớp cổ tay tại nhà để điều trị và cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đi khám để biết rõ nguyên nhân và nhận được sự tư vấn chuẩn nhất từ bác sĩ. 

Khi nào có thể áp dụng mẹo chữa đau khớp cổ tay tại nhà?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp cổ tay như do chấn thương vật lý hay dấu hiệu các bệnh xương khớp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp cổ tay như do chấn thương vật lý hay dấu hiệu các bệnh xương khớp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp cổ tay. Bạn có thể bị đau khớp cổ tay do chấn thương vật lý, làm việc quá sức. Nhưng đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout, hội chứng ống cổ tay,... Vì vậy khi có dấu hiệu đau khớp cổ tay, bạn nên đi khám để điều tra rõ nguyên nhân gây đau. Tuy nhiên, không phải tất cả những cơn đau khớp cổ tay đều cần chăm sóc y tế. Bạn có thể áp dụng các mẹo chữa đau khớp cổ tay tại nhà nếu:

  • Bạn đã biết rõ nguyên nhân gây đau khớp cổ tay và tình trạng đau không nghiêm trọng hay đau khớp cổ tay nhưng không sưng.
  • Bị bong gân và căng cơ nhẹ.
  • Đau khớp nhẹ và vừa.
  • Bạn được chẩn đoán nguyên nhân và được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc, điều trị tại nhà.

Trong quá trình tự điều trị tại nhà, bạn cần phải chú ý theo dõi tình trạng của mình. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm hoặc thậm chí là trở nên tồi tệ hơn, thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. 

Mẹo chữa đau khớp cổ tay tại nhà an toàn, hiệu quả

Đối với tình trạng đau khớp cổ tay nhẹ, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp điều trị tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh. Sau đây là một số mẹo chữa đau khớp tại nhà dễ thực hiện, an toàn và đem lại hiệu quả cao.

Nẹp cổ tay

Nẹp cổ tay là thiết bị đeo tay với thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ, bảo vệ và hạn chế việc chuyển động của cổ tay. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại nẹp cổ tay khác nhau. Một số được sử dụng trong các hoạt động hằng ngày để ngăn ngừa chấn thương. Bên cạnh đó, cũng có một số loại được dùng khi ngủ hoặc nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình phục hồi của cổ tay.

Nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu giúp giảm sưng và đau hiệu quả Nhiệt trị liệu giúp giảm sưng và đau hiệu quả

Nhiệt trị liệu hay còn gọi là thermotherapy, là phương pháp giúp giảm sưng và đau hiệu quả. Phương pháp này được chia thành hai loại với những công dụng khác nhau, đó là:

Nhiệt lạnh

Nhiệt độ thấp có tác dụng co mạch hay thu hẹp mạch máu. Từ đó giúp cơ co lại, làm giảm sưng, viêm và giảm tín hiệu đau. Cách này có tác dụng tốt với các chứng đau cấp như đau khi gặp chấn thương,... 

Tuy nhiên, nhiệt lạnh có thể làm cho tình trạng căng và co cơ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, không được sử dụng phương pháp này lên các vùng bị căng cứng, co cơ.

Để thực hiện nhiệt trị liệu lạnh tại nhà cho đau khớp cổ tay, bạn chỉ cần thực hiện đơn giản qua các bước sau. Đầu tiên, bạn cho đá vào túi chườm rồi bọc lại bằng một chiếc khăn sạch bên ngoài. Sau đó chườm lên vùng khớp cổ tay bị đau khoảng 20 phút. Lưu ý, bạn không được để trực tiếp đá lên da vì việc này có thể gây bỏng lạnh hoặc kích ứng da.

Nhiệt nóng

Nhiệt độ cao giúp giãn mạch và tăng lưu thông. Nhờ đó có tác dụng giảm đau nhức cơ, xương khớp cũng như giảm chuột rút, đau cổ vai gáy và đau thần kinh tọa,...

Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp tăng cường các chất dinh dưỡng đến khu vực bị thương. Qua đó hỗ trợ quá trình chữa bệnh và đồng thời giúp các tế bào của cơ thể loại bỏ các chất thải.

Bạn có thể chườm nóng bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như dùng một chiếc khăn ấm hay cho nước nóng vào túi chườm hoặc rang nóng muối với gừng để chườm. 

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng nhiệt nóng có thể khiến tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy nên bạn không được sử dụng phương pháp trị liệu này với các vùng bị viêm, các chân thương mới, các khu vực bị suy giãn tĩnh mạch da,...

Mẹo chữa đau khớp cổ tay bằng bài thuốc dân gian

Cà rốt chứa nhiều vitamin A, giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn viêm khớp tiến triển Cà rốt chứa nhiều vitamin A, giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn viêm khớp tiến triển

Kết hợp cà rốt và nước cốt chanh

Cà rốt chứa nhiều vitamin A và một số thành phần dinh dưỡng khác, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và ngăn viêm khớp tiến triển cũng như giúp giảm đau. Trong khi đó, vitamin C trong quả chanh có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, tăng sức đề kháng cũng như hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Để thực hiện mẹo chữa đau khớp cổ tay này bạn cần chuẩn bị 1 củ cà rốt và 1 quả chanh. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và mài nhuyễn vào bát. Sau đó thêm nước cốt chanh vào. Ăn đều đặn mỗi ngày 1 lần và kiên trì trong 5 ngày bạn sẽ nhận thấy được kết quả tốt.

Rượu tỏi

Trong đông y, tỏi có vị cay, tính ấm và chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm và chống khuẩn mạnh. Khi kết hợp ngâm với rượu, hỗn hợp này có tác dụng làm ấm khớp, tăng lưu thông máu. Bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa tình trạng co cứng, khó chuyển động khớp bị tổn thương.

Bạn cần bóc vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng một lượng tỏi vừa đủ. Sau đó ngâm với rượu trong bình thủy tinh khoảng 15 ngày. Mỗi ngày dùng 2 thìa rượu tỏi trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Kiên trì trong 10 ngày để thấy được hiệu quả chữa đau khớp cổ tay.

Đau khớp cổ tay gây gián đoạn công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn. Hy vọng những mẹo chữa đau khớp cổ tay được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau khớp và mau chóng hồi phục.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm