Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không hiếm bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai. Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn thông tin về mức độ nguy hiểm, các mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai cũng như biện pháp khắc phục tình trạng này tại nhà an toàn, hiệu quả.
Theo thống kê, có khoảng 50% thai phụ phải đối mặt với tình trạng phù chân, trong đó có 20% do nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch. Vậy nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng này? Bài viết này sẽ giúp mẹ biết một số mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai hiệu quả tại nhà.
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là khái niệm chỉ tình trạng mạch máu chân bị sưng, nổi gồ. Nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ dễ dàng thấy đường tĩnh mạch màu xanh, tím ngoằn ngoèo. Vị trí thường bị suy giãn tĩnh mạch là bắp chân.
Bên cạnh dấu hiệu gân nổi gồ dưới bề mặt da thì suy giãn tĩnh mạch chân còn gây nên những triệu chứng như chân nặng nề, đau nhức, đi lại khó khăn, sinh hoạt khó chịu và thậm chí là khiến mẹ bầu mất ngủ. Những nguyên nhân dưới đây gây suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai:
Suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai chủ yếu gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt cho thai phụ, chẳng hạn như ngứa, đau và mất thẩm mỹ trong thời gian ngắn. Mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai tại nhà để khắc phục. Tuy vậy, vẫn có số ít trường hợp bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch diễn tiến thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt. Dù căn bệnh này không nguy hiểm nhưng vẫn có mức độ ảnh hưởng nhất định. Huyết khối lớn khiến tĩnh mạch căng ra, gây nhiều triệu chứng như nóng, sưng, vùng da xung quanh đỏ tấy, có thể gây đau.
Trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch khi mang thai tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt, mẹ bầu hãy đi khám và điều trị tại bệnh viện uy tín. Nguyên nhân là huyết khối nặng có thể gây tình trạng nhiễm trùng các khu vực xung quanh. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng huyết khối dưới đây thì thai phụ hãy nhanh chóng đến bác sĩ:
Tình trạng huyết khối tĩnh mạch bề mặt do suy giãn tĩnh mạch dễ bị nhầm lẫn với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Nữ giới thường xuyên phải nằm trong thời gian dài hoặc mắc chứng rối loạn đông máu có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Bệnh có thể không có triệu chứng nhưng cũng có thể gây sưng đau cẳng chân, đùi, mắt cá chân, đặc biệt là khi bệnh nhân co hoặc duỗi chân. Vì thế, thai phụ hãy biết cách phân biệt chứng suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai để thăm khám và điều trị kịp thời.
Thai phụ cần lưu ý rằng, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không biến chứng thành xuất huyết tĩnh mạch, hình thành khối tĩnh mạch sâu… nguy hiểm tính mạng. Thế nhưng đối với bà bầu thì quá trình điều trị lại càng thêm khó khăn do đa phần các thuốc điều trị đều không được khuyến cáo sử dụng cho người đang mang thai.
Chính vì thế, mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai sau đây để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này:
Nếu như các mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai tại nhà không cho hiệu quả khả quan, thai phụ cần đi khám để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như điều trị nội khoa, ngoại khoa, phẫu thuật hay các điều trị bổ trợ. Để bệnh được chữa hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa thường kết hợp các phương pháp với nhau.
Việc chữa giãn tĩnh mạch ở bà bầu chủ yếu là chỉ định đeo vớ tĩnh mạch kết hợp với điều trị bổ trợ. Sau khi sinh em bé, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm một phần. Sản phụ vẫn cần tiếp tục điều trị bình thường bằng sự kết hợp của phương pháp nội khoa và bổ trợ. Đối với điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc đối với sản phụ sau sinh vì sẽ ảnh hưởng đến việc cho bé bú.
Để không đối diện với bệnh suy giãn tĩnh mạch bà bầu, các mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và lối sống sinh hoạt lành mạnh. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai. Bạn hãy nâng cao sức khỏe bản thân và thai nhi để có một thai kỳ ổn định nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.