Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mẹo lấy dị vật trong mắt được lưu truyền trong dân gian giúp loại bỏ dị vật dễ dàng. Bài viết này sẽ bật mí tới bạn cách lấy dị vật ra khỏi mắt rất nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Dị vật bay vào mắt có thể là bụi bẩn, lông mi hoặc các vật thể nhỏ khiến mắt bị ngứa và khó chịu. Bạn cần lấy được chúng ra để tránh tổn thương giác mạc. Làm thế nào để lấy dị vật ra khỏi mắt mà không gây đau hoặc trầy xước giác mạc? Các mẹo lấy dị vật trong mắt dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ dị vật ra khỏi mắt.
Giác mạc của mắt rất nhạy cảm, dính một hạt bụi nhỏ cũng khiến mắt khó chịu. Dị vật bay vào mắt có thể gây ra những triệu chứng sau:
Nguyên nhân gây dị vật trong mắt phần lớn là bụi, cát. Ngoài ra còn có côn trùng bay vào mắt, lông mi, mùn cưa, rỉ sắt và vật thể nhỏ trong quá trình lao động hoặc đi đường. Dị vật trong mắt cần được xử trí sớm để tránh tác hại trầy xước, viêm loét giác mạc, giảm thị lực. Bạn có thể áp dụng các mẹo lấy dị vật bay vào mắt trước khi tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Theo kinh nghiệm lưu truyền, có rất nhiều mẹo hay giúp loại bỏ dị vật trong mắt. Dưới đây là tổng hợp 5 mẹo lấy dị vật ra khỏi mắt được nhiều người áp dụng thành công nhất. Dị vật bay vào mắt là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Bạn lưu lại những mẹo này để biết cách xử trí khi cần nhé!
Chưa có nghiên cứu nào về việc dùng lưỡi liếm môi có thể hết được dị vật dính trong mắt. Nhưng thực tế thì đây lại là cách loại bỏ dị vật ở mắt cực kỳ hiệu nghiệm. Bạn liếm sang mép phải nếu bị bụi ở mắt trái, liếm sang mép trái nếu bị bụi ở mắt phải. Bằng cơ chế tác động nào đó, dị vật sẽ theo nước mắt trôi ra.
Theo lý giải của một số bác sĩ, hành vi liếm lưỡi có thể kích thích tuyến lệ tiết ra nhiều nước mắt. Nước mắt giúp cuốn trôi bụi bẩn ra ngoài. Liếm lưỡi cũng tác động đến đường dây kinh lạc để hỗ trợ đẩy dị vật ra. Bạn sẽ cảm nhận thấy dị vật dịch chuyển ra rìa mắt khi liếm lưỡi và hết ngay sau đó.
Chớp mắt nhanh và liên tục cũng là mẹo lấy dị vật trong mắt bằng cách kích thích tiết nước mắt. Khi mắt chớp, nước mắt tiết ra sẽ rửa trôi bụi bẩn hoặc công trùng, vật nhỏ đang bị dính trong mắt. Khi thấy dị vật trôi ra rìa, bạn dùng khăn sạch ẩm để lau và loại bỏ hoàn toàn nó ra khỏi mắt.
Trường hợp dị vật trôi ra mí mắt nhưng không tự đẩy ra, bạn có thể dùng tăm bông y tế để lấy. Cách làm là kẹp và nhấc mí mắt đang dính dị vật lên. Đưa đầu tăm bông luồn vào mí mắt, đảo tròng từ từ để tuyến lệ tiết nước đẩy dị vật dính vào đầu tăm bông. Lưu ý không quẹt đầu tăm bông khắp mắt vì sẽ gây tổn thương. Kiểm tra xem mắt hết cộm chưa hoặc có dị vật ở tăm bông không.
Thường thì những dị vật nhỏ sẽ hết nếu áp dụng các mẹo lấy dị vật trong mắt đơn giản kể trên. Tuy nhiên, một số trường hợp dị vật đã gây trầy xước giác mạc hoặc có kích thước lớn thì mẹo này không hiệu nghiệm. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên dụi mắt khi bị dị vật bay vào. Hành động này đẩy dị vật sâu vào mí mắt hoặc đâm vào giác mạc gây trầy xước. Tuyệt đối, bạn không dùng ngón tay đưa vào mắt để lấy dị vật ra. Bạn đừng cố lấy dị vật cho bằng được vì dễ làm mắt bị tổn thương. Cách tốt nhất là bạn đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, xử trí an toàn.
Nước muối sinh lý nhỏ mắt có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa rát khi bị dị vật rơi vào mắt. Bạn nhỏ khoảng 2 giọt nước muối sinh lý vào mắt đang bị dị vật, kết hợp chớp mắt để kích thích dị vật trôi ra. Cần lưu ý với cách lấy dị vật trong mắt này là không nhỏ quá nhiều trong một lần hoặc nhỏ liên tục. Lạm dụng nước nhỏ mắt sẽ khiến mắt bị khô, viêm giác mạc.
Nếu đã thử các mẹo kể trên mà dị vật vẫn còn, bạn tham khảo cách dùng nước sạch. Để yên tâm hơn, bạn có thể dùng nước đun sôi để nguội. Bạn đổ một lượng nước vừa đủ ra chậu rửa mặt, mở mắt, nín thở và nhúng mặt xuống. Đảo tròng để nước rửa dị vật, sau khoảng vài giây thì bạn ngẩng mặt lên, lấy khăn sạch thấm khô. Hoặc bạn có thể rửa mắt dưới vòi nước sạch chảy nhẹ.
Sau khi dị vật được lấy ra, cảm giác cộm có thể vẫn tồn tại nhưng không quá khó chịu. Bạn tiếp tục nhỏ nước mắt 2 - 3 lần/ngày để rửa mắt, cung cấp độ ẩm tăng cường sức khỏe của mắt. Trường hợp kéo dài các triệu chứng đau nhức hoặc sưng đỏ dù đã lấy được dị vật ra, bạn đến các cơ sở y tế chuyên về mắt để được kiểm tra. Rất có thể dị vật đã làm rách giác mạc.
Trên đây là một số mẹo lấy dị vật trong mắt. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên đeo kính khi chạy xe máy hoặc tiếp xúc với môi trường bụi bẩn. Luôn đeo kính bảo hộ khi làm công việc có nguy cơ dính dị vật vào mắt. Hãy bảo vệ, che chắn tốt nhất cho đôi mắt để tránh dị vật bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.