Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương khớp quai hàm thực hiện các hoạt động ăn nhai, nói chuyện. Đau khớp xương quai hàm là những cơn đau khó chịu tại hàm.
Khi bị đau khớp xương quai hàm bạn không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu nhiều bệnh khác như sái quai hàm, viêm khớp thái dương hàm,... Ngoài ra có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến đau khớp hàm. Điều quan trọng là biết chính xác nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn biết nguyên nhân, dấu hiệu khi bị đau khớp quai hàm và cách chữa trị ngay tại nhà khi mới gặp tình trạng này.
Bất kỳ ai cũng có thể bị đau khớp quai hàm, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và tự hết nhưng có những lúc cơn đau kéo dài vài ngày. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động nói chuyện, ăn uống,... Dấu hiệu chung khi bị đau khớp quai hàm như:
Đau khớp xương quai hàm là dấu hiệu của các bệnh lý như:
Trong trường hợp bạn bị đau khớp hàm nhẹ thì có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm cơn đau như:
Chườm nóng hoặc lạnh: Nhiệt độ nóng giúp làm giãn cơ, giảm đau cứng khớp. Nếu bị đau kèm theo sưng thì có áp dụng chườm lạnh sẽ hiệu quả hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau: Những loại thuốc không cần kê toa như paracetamol (acetaminophen), ibuprofen,... có thể sử dụng để giảm đau. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ liều lượng hướng dẫn. Nếu muốn dùng giảm đau nhiều hơn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Massage cơ hàm: Dùng ngón trỏ và ngón giữa xoa bóp nhẹ vùng xương hàm kết hợp cử động miệng từ từ.
Tránh các loại thức ăn cứng, dai: Khiến cơ hàm hoạt động nhiều như kẹo cao su thay vào đó ăn thức ăn mềm, dễ nhai.
Thay đổi thói quen: Nếu bạn có thói quen ngủ gác tay dưới hàm thì nên thay đổi vì gây áp lực lên cơ hàm dẫn đến đau 1 bên.
Không phải trường hợp đau khớp hàm nào cũng nguy hiểm nhưng nếu cơn đau kéo dài kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác thì cần gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu đi kèm báo hiệu bạn cần đi khám:
Căn cứ vào nguyên nhân gây đau mà bác sĩ sẽ có cách điều trị như:
Điều trị nha khoa: Các vấn đề về răng sẽ được điều bằng cách nhổ răng, chỉnh khớp cắn,...
Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, kết hợp với trị liệu như dùng tia hồng ngoại, massage cơ,...
Phẫu thuật hàm: Nếu các cách điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hàm nếu cần.
Điều trị Đông y: Nếu đau khớp hàm từ các bệnh về xương khớp và ngại sử dụng nhiều thuốc tây thì có thể sử dụng các thảo dược tự nhiên. Các nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính giúp giảm đau từ từ, ít tác dụng phụ và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bên cạnh sử dụng thuốc, áp dụng cách điều trị vật lý thì thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để đạt hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị đau xương khớp hàm.
Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ với bạn về các mẹo trị đau khớp xương quai hàm có thể thực hiện ngay tại nhà nếu tình trạng bệnh nhẹ. Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện các triệu chứng lạ, nghiêm trọng thì cần đến trung tâm y tế để được chăm sóc phù hợp nhất nhé.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.