Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hậu quả của sự trào ngược dòng máu vào tĩnh mạch tinh. Bệnh gặp khá phổ biến và là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp ở bất kỳ người nào và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và siêu âm Doppler. Ở Việt Nam hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Vậy, mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Ở biểu mô tinh của người trưởng thành thường xuyên diễn ra quá trình sinh tinh. Quá trình này trải qua một loạt các thời kỳ kế tiếp nhau: Tạo tinh bào, phân bào giảm nhiễm và tạo tinh trùng kéo dài khoảng 70 ngày.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng: Nội tiết, yếu tố di truyền, dinh dưỡng, nhiệt độ, sự cấp máu cho tinh hoàn, các nguyên nhân khác.
Nội tiết
Các hormone có ảnh hưởng đến sự sinh tinh trùng được chia ra các nhóm:
Nhóm hormone có tác dụng phản hồi ngược âm tính tới tuyến yên và vùng dưới đồi: Testosterone, inhibin. Lượng LH tiết ra chịu ảnh hưởng của testosterone, trong khi sự chế tiết FSH chịu ảnh hưởng của inhibin.
Ngoài ra, sự hoạt động của tinh hoàn còn phụ thuộc và gonadotropin và các hormone khác.
Yếu tố di truyền
Một số gen nằm trên đoạn dài của nhiễm sắc thể Y quy định quá trình sinh tinh.
Dinh dưỡng
Sự tạo tinh trùng đòi hỏi cung cấp đủ chất và protein thích hợp. Thiếu vitamin A gây thoái hóa tinh trùng, thiếu vitamin E gây tổn thương tinh trùng.
Nhiệt độ
Tinh hoàn nằm trong bìu và có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ cao gây chết tinh trùng. Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây tăng nhiệt độ của tinh hoàn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, gây vô sinh.
Sự cấp máu cho tinh hoàn
Nếu động mạch tinh bị tổn thương hoặc xoắn, các ống sinh tinh sẽ bị hoại tử hoặc bị teo đi.
Các nguyên nhân khác có thể như các hóa chất, kim loại nặng, thuốc, viêm nhiễm đường sinh dục…
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hậu quả của sự trào ngược dòng tĩnh mạch chậu - tĩnh mạch thận vào tĩnh mạch tinh, gây ra sự giãn các tĩnh mạch ở bìu tạo thành búi hình dây leo. Bệnh gặp khá phổ biến, chiếm 8% - 23% số nam giới tuổi thiếu niên trở lên và là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Tỷ lệ này tăng lên tới 40% trong số những bệnh nhân đến khám vì hiếm muộn và tới 80% ở những người bị hiếm muộn thứ phát.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở bên trái, ít hơn ở bên phải nhưng cũng có trường hợp bệnh diễn ra ở cả 2 bên.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở bên trái và thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra có thể bao gồm:
Việc chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm Doppler và chụp tĩnh mạch tinh.
Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn và đơn giản. Siêu âm Doppler có thể được sử dụng để ước tính lưu lượng máu qua mạch máu của bằng cách truyền sóng âm thanh tần số cao (siêu âm). Siêu âm thông thường chỉ sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh nhưng không thể hiển thị lưu lượng máu.
Phần lớn nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh vẫn có thể có con vì những ảnh hưởng của bệnh có thể nhẹ và xét nghiệm thấy tinh dịch đồ vẫn còn giữ được trong giới hạn có khả năng thụ tinh. Vì thế nếu chỉ có sự hiện diện của giãn tĩnh mạch thừng tinh thì chưa chắc đã được chỉ định mổ.
Một số trường hợp có thể được điều trị nội khoa để giảm sự khó chịu và các triệu chứng bên ngoài của giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng điều trị nội khoa thường không có hiệu quả với giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Theo các nghiên cứu, chỉ những thể giãn tĩnh mạch thừng tinh thể lâm sàng mới có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới. Vì vậy, giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ được chỉ định mổ khi:
Có nhiều phương pháp thắt tĩnh mạch thừng tinh khác nhau:
Với những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trên, thì mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục?. Sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, việc chăm sóc vết mổ và hồi phục sức khỏe sau đó vô cùng quan trọng. Nếu chăm sóc tốt vết mổ, tránh hoạt động nặng thì vết mổ có thể lành hoàn toàn sau 1 tháng và có thể trở lại hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, thời gian hồi phục vẫn có thể dao động trong khoảng này tuỳ vào nhiều yếu tố khác như chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của người bệnh.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin liên quan đến bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh và giải đáp thắc mắc "mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu hồi phục?". Qua đó, giúp mọi người sớm phát hiện và điều trị tình trạng này, từ đó tránh được vô sinh ở nam giới.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.