Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bún là thực phẩm phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Việt Nam. Vậy những người mới mổ ruột thừa có được ăn bún không? Cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay bạn nhé!
Bún là một loại thực phẩm truyền thống của người Việt Nam và một số nước châu Á khác. Bún được làm từ bột gạo, qua quá trình xay nhuyễn và ép thành sợi mỏng, tròn. Trên thực tế, bún cũng là thực phẩm dễ tiêu hóa và phù hợp với thể trạng sức khỏe của nhiều người. Song, liệu rằng bệnh nhân mới mổ ruột thừa có được ăn bún không? Đi tìm giải đáp trong bài viết này nhé!
Mổ ruột thừa là một quá trình y tế quan trọng để loại bỏ ruột thừa bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng. Vậy khi nào nên mổ ruột thừa? Thời điểm thực hiện phẫu thuật này phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và tình hình viêm nhiễm của ruột thừa. Thông thường quyết định mổ ruột thừa sẽ được thực hiện ngay sau khi được chẩn đoán. Nguyên tắc quan trọng là loại bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm lan sang toàn bộ bụng, gây ra viêm màng bụng.
Phương pháp mổ viêm ruột thừa tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Có 2 phương pháp mổ ruột thừa phổ biến hiện nay gồm:
- Mổ hở ruột thừa: Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt dài khoảng 5cm ở phía dưới bụng bên phải để tiếp cận và loại bỏ phần ruột thừa bị viêm. Cuối cùng, vết mổ sẽ được may lại bằng chỉ tự tiêu để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.
- Mổ nội soi ruột thừa: Trong kỹ thuật này, các y bác sĩ thực hiện một đường cắt nhỏ, dài khoảng 0.5 - 1 cm trên bụng. Tiếp theo, một dụng cụ nội soi được chèn vào để truyền hình ảnh từ bên trong vùng bụng lên màn hình ngoài. Dựa vào hình ảnh này, các y bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khu vực ruột thừa bị viêm.
Câu hỏi về việc có được ăn bún sau khi mổ ruột thừa hay không phụ thuộc vào mức độ phục hồi của từng bệnh nhân và lời khuyên của bác sĩ. Trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân thường được khuyên chỉ nên ăn các thực phẩm lỏng như nước, sữa, canh, cháo loãng để không gây áp lực lên vết mổ.
Khi hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động bình thường, bệnh nhân có thể chuyển sang chế độ ăn mềm như cháo, súp,... Tránh các loại thực phẩm mặn hoặc cứng, bởi chúng có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa và thậm chí ảnh hưởng đến vết thương. Sau khoảng 3 - 5 ngày, khi cảm thấy dạ dày đã ổn định và không có biểu hiện khó chịu sau khi ăn, bệnh nhân có thể thử ăn bún nhưng nên bắt đầu bằng lượng nhỏ và tránh thêm nhiều gia vị cay hoặc dầu mỡ để không làm ảnh hưởng đến vết mổ.
Khi tình trạng sức khỏe đã ổn định, người bệnh có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường. Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống đa dạng, bao gồm nhiều loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sữa, trứng, thịt bò, cá và thịt gà đã bỏ da,…
Tổng kết: Sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, mọi người hoàn toàn có thể ăn bún.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, hệ tiêu hóa còn yếu nên không thể ăn cơm ngay lập tức. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau khoảng một tuần từ thời điểm phẫu thuật, người bệnh có thể bắt đầu ăn cơm một cách bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian trước đó, nên tập trung vào các loại thực phẩm dạng mềm và lỏng.
Tuỳ cơ địa mỗi người khác nhau, nên nếu người bệnh cảm thấy tiêu hóa còn khá khó khăn thì nên tránh ăn cơm quá sớm. Có thể sẽ cần một khoảng thời gian dài hơn để có thể trở lại chế độ ăn cơm bình thường.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc ăn bún sau khi mổ ruột thừa:
Sau mổ ruột thừa, bệnh nhân thường được khuyến cáo có một chế độ ăn uống đặc biệt để giảm tải cho hệ tiêu hóa và tránh gây kích thích cho vết mổ. Bún là một loại thức ăn dễ tiêu hóa, nhưng nếu ăn kèm với nước dùng có nhiều gia vị, dầu mỡ, thịt hoặc gia vị cay nóng có thể kích thích hệ tiêu hóa và vết mổ. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy đau, khó tiêu, hoặc có biểu hiện khác sau khi ăn các loại thức ăn nặng như vậy sau mổ.
Bạn nên đợi ít nhất một vài ngày sau khi mổ (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ) trước khi bắt đầu ăn bún. Thay vào đó, bạn nên bắt đầu với một chế độ ăn dễ tiêu hóa trước. Để ăn bún sau khi mổ ruột thừa, bạn nên chọn loại bún không có nhiều gia vị, dầu mỡ và không chứa thực phẩm cay nóng. Nếu sau khi ăn bún bạn cảm thấy đau, khó chịu, sưng to, hoặc có bất kỳ triệu chứng không bình thường nào khác, bạn nên dừng lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sau khi mổ ruột thừa, quá trình phục hồi đòi hỏi thời gian và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý và khuyến nghị dành cho những người vừa trải qua ca mổ ruột thừa:
Trên đây là những giải đáp chuẩn y khoa cho câu hỏi “Mổ ruột thừa có được ăn bún không?” Mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho quý bạn trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật mổ ruột thừa. Chúc quý bạn thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...