Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng khôn hình thành và mọc lệch lạc có thể gây ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc hàm đặc biệt là trong quá trình niềng răng. Vậy mọc răng khôn khi đang niềng răng có sao không?
Quá trình niềng răng thường kéo dài trong vòng từ 1,5 - 2 năm và có thể lâu hơn tùy vào từng đối tượng. Trong quá trình này, người niềng có thể gặp tình trạng răng khôn mọc khiến không ít người lo lắng. Vậy mọc răng khôn khi đang niềng răng có sao không?
Răng khôn hay răng số 8 là răng vĩnh viễn cuối cùng, nằm ở vị trí số 8 tính từ răng cửa. Không giống như những chiếc răng khác, loại răng này không mọc từ khi sơ sinh mà thường mọc từ giai đoạn 17 - 25 tuổi.
Thông thường mỗi người sẽ có khoảng 4 chiếc răng số 8 trong đó 2 chiếc mọc ở hàm trên và 2 chiếc mọc ở hàm dưới. Một số người có thể có ít hơn nhưng cũng có người nhiều hơn số đó (khi đó răng khôn thứ 5 gọi là răng thừa), tuy rất hiếm nhưng vẫn có trường hợp một số người có thể có tới 8 chiếc răng khôn.
Ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được hiện tượng đến sau của răng khôn cũng như vai trò của loại răng này trong cơ thể. So với các răng vĩnh viễn khác, răng khôn không đóng góp nhiều trong quá trình ăn uống hay nghiền nát thức ăn. Răng khôn hình thành cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ của khuôn mặt.
Tuy nhiên, khi răng khôn mọc lệch có thể dẫn đến nhiễm trùng, sâu răng, bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Đó là lý do mà nhiều chuyên gia hay các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên nhổ răng khôn.
Khi mọc răng khôn sẽ có các dấu hiệu như:
Khi răng khôn mọc lên sẽ đâm vào nướu gây đau nhức và khó chịu. Ở vị trí răng khôn mọc lên, sẽ có tình trạng sưng nề nhẹ vùng nướu. Khác với đau răng thông thường, đau răng khôn thường kéo dài trong khoảng vài ngày và sau đó xuất hiện lại với tần suất 2 - 3 tháng một lần. Vị trí đau thường nằm ở phần lợi trong cùng của khôn răng hàm.
Khi răng khôn mọc lên thường xảy ra tình trạng va chạm và ép vào răng số 7 bên cạnh khiến bạn cảm thấy khó mở miệng hơn so với thông thường. Lúc này, khi bạn cố gắng há miệng sẽ làm cho cảm giác đau tăng lên.
Khi răng khôn mọc lên sẽ kèm theo các triệu chứng sốt và mệt mỏi kéo dài. Các triệu chứng khá phổ biến và thường đi kèm với bệnh lý viêm nướu do các vi khuẩn đang tấn công vào trong khoang miệng.
Các cơn đau răng khôn có thể tăng lên khi ăn và nhai, gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng (mắc cài, dây cung niềng răng, khay trong suốt…) gắn cố định trên răng để giúp dịch chuyển và sắp xếp răng về đúng vị trí mong muốn. Từ đó, khắc phục hiệu quả tình trạng răng thưa, hô, móm, lệch lạc, đảm bảo chức năng ăn nhai và mang lại cho người dùng một hàm răng đều, đẹp.
Thông thường, quá trình niềng răng sẽ kéo dài trong khoảng từ 1,5 - 2 năm và có thể kéo dài hơn tùy thuộc mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bác sĩ đã lựa chọn. Trong quá trình này có thể xảy ra tình trạng mọc răng khôn khiến không ít người lo lắng. Vậy mọc răng khôn khi đang niềng răng có sao không?
Răng khôn mọc lên trong thời gian niềng răng sẽ làm xô đẩy các răng xung quanh gây ra ảnh hưởng tới kết quả niềng. Thậm chí trong quá trình mọc răng kéo dài, chúng còn gây ra những tác hại cho người niềng như đau đớn, viêm lợi trùm, sâu răng, viêm tủy, u xương hàm…
Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng nếu mọc răng khôn khi đang niềng răng. Khi thấy các dấu hiệu của mọc răng khôn bạn nên đến ngay cơ sở thực hiện chỉnh nha để được thăm khám và điều trị.
Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, theo dõi tình trạng trên, từ đó đưa ra phương án xử lý khi nhận thấy dấu hiệu mọc lên của răng khôn. Hiện nay, với sự kết hợp của các trang thiết bị, dụng cụ nha khoa tiên tiến, hiện đại, việc nhổ răng khôn sẽ diễn ra nhẹ nhàng, không gây quá nhiều đau đớn, ít sang chấn và nguy cơ gây ra biến chứng thấp.
Tuy nhiên, không phải bất cứ loại răng nào cũng cần phải nhổ đi, nếu răng khôn mọc thẳng, không gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng, nguy cơ biến chứng thấp thì sẽ không cần bắt buộc phải nhổ bỏ. Trong một số trường hợp, răng khôn còn được sử dụng để thay thế vị trí cho răng số 7 đã mất.
Khi niềng răng, tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định có nên nhổ răng khôn hay không. Việc nhổ răng khôn sẽ đem lại nhiều lợi ích trong quá trình niềng như:
Răng khôn là chiếc răng lớn, chiếm một diện tích khá lớn ở trên cung hàm. Khi răng khôn được hình thành và mọc lên, do thiếu chỗ mọc nên chúng sẽ chèn ép vào răng kế cận, tạo áp lực lớn xô đẩy những chiếc răng này. Từ đó gây ảnh hưởng các răng khác trên cung hàm, lâu dần dẫn đến tình trạng răng lệch lạc.
Chính vì thế, nhổ răng khôn khi niềng răng là điều vô cùng cần thiết. Việc nhổ răng sẽ giúp cho hàm răng tạo ra được một khoảng trống đủ để nha sĩ có thể co kéo, dàn đều răng ra tận cùng của góc hàm. Điều này giúp răng có thể di chuyển về đúng vị trí thích hợp, tạo ra khoảng cách giữa các răng đều và đẹp hơn.
Răng khôn hình thành và mọc lệch sẽ tác động lực làm xô đẩy các răng kế cận, khiến các răng này bị mọc nghiêng, tác động tiêu cực đến kết quả niềng răng và gây ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc răng. Vì vậy nhổ răng khôn khi niềng răng là biện pháp tích hợp giúp ngăn ngừa tái phát lệch lạc răng sau niềng, ngăn ngừa các tác động tiêu cực vào bảo vệ kết quả chỉnh nha một cách tối ưu nhất.
Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của răng hàm, khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Nếu răng khôn không được làm sạch đúng cách, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… Thậm chí trong một vài trường hợp nó có thể lây bệnh sang các răng bên cạnh từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình niềng.
Hơn nữa, nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như u nang răng khôn, viêm lợi trùm, nhiễm khuẩn máu rất khó điều trị. Do đó, việc nhổ răng khôn khi niềng răng không chỉ giúp tạo khoảng trống cho hàm mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, bảo vệ răng miệng khỏi những biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc mọc răng khôn khi đang niềng răng có sao không. Trong trường hợp mọc răng khôn khi đang niềng, bạn nên đến cơ sở thực hiện chỉnh nha để kiểm tra, theo dõi và đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Xem thêm: Phân biệt răng khôn mọc lệch, mọc thẳng và mọc ngầm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.