Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mọc răng khôn là nỗi sợ của hầu hết mọi người vì cảm giác khó chịu, đau đớn mà nó đem lại. Làm cách nào nhận biết dấu hiệu mọc răng không? Khi nào mọc răng khôn cần phải nhổ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này.
Tình trạng mọc răng khôn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày. Thông thường răng khôn mọc sẽ kéo theo rất nhiều rắc rối, do chúng thường nằm sâu bên trong hàm, thiếu không gian để mọc lên bình thường nên phần nhiều là sẽ mọc lệch, mọc ngược, gây chèn ép cho các răng lân cận. Chú ý đến dấu hiệu mọc răng khôn, đi khám để kịp thời xử lý những trường hợp mọc răng khôn bắt buộc phải nhổ sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng, đồng thời cũng giảm thiểu nguy cơ gây ảnh hưởng đến hàm răng cũng như nhiều cơ quan xung quanh.
Răng khôn, còn gọi là răng hàm thứ 3, là những chiếc răng mọc cuối cùng trong vòm miệng chúng ta. Nằm sâu ở góc trong cùng của hàm, những chiếc răng khôn ít có chức năng nhai. Trải qua quá trình tiến hóa của con người, bộ răng với 28 chiếc chưa bao gồm răng khôn vẫn có thể đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng nhai, ăn uống hàng ngày mà không gặp bất kỳ trở ngại hay khó khăn nào.
Quá trình phát triển của răng khôn không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Không giống như những chiếc răng khác mọc trong thời thơ ấu khi trẻ mọc răng, thay răng, răng khôn thường xuất hiện ở người lớn trên 18 tuổi. Do tiến hóa, diện tích hàm răng con người đã nhỏ lại. Khi răng khôn mọc thường không đủ không gian để chúng phát triển như bình thường nên phần nhiều là mọc lệch, mọc ngược, xô đẩy vị trí của các răng khác dẫn đến xô lệch cả hàm,…
Số lượng răng khôn không giống nhau ở mỗi người, có người mọc đủ 4 cái răng khôn trong khi có người lại không có cái răng khôn nào. Dấu hiệu mọc răng khôn ở mỗi người cũng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của răng khôn mà có người chỉ đau nhẹ, có người bị sưng tấy, thậm chí nhiễm trùng nặng, sốt,...
Do răng khôn không có ý nghĩa về mặt chức năng và thường gây ra đau đớn, khó chịu khi xuất hiện nên nhiều người lựa chọn phương pháp nhổ răng khôn ngay từ đầu. Theo thống kê của tổ chức Chăm sóc Nha khoa Hoa Kỳ, 85% người mọc răng khôn ở nước này đã lựa chọn cách nhổ bỏ chúng để giảm đau và giảm nguy cơ biến chứng.
Việc nhận biết dấu hiệu mọc răng khôn là rất cần thiết để bạn có thể chủ động xử lý ngay từ đầu.
Như đã nói ở trên, răng khôn thường xuất hiện lần đầu ở tuổi trưởng thành, sau tuổi 18. Khi những chiếc răng này bắt đầu mọc lên, chúng thường mang theo một loạt các dấu hiệu mọc răng khôn điển hình như sau:
Đau răng và khó chịu là dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết. Răng khôn có thể xuyên qua nướu, gây đau nhức từng đợt hoặc kéo dài. Sự khó chịu này có thể khác nhau về cường độ và tần suất, một số người có thể bị đau tái phát trong vài năm. Sưng vùng nướu có thể đi kèm với cơn đau, trầm trọng hơn khi đánh răng hoặc nhai.
Răng khôn mọc lên có thể dẫn tới va chạm, chèn ép lên các răng lân cận, đặc biệt là răng thứ 7. Áp lực này có thể dẫn đến khó mở miệng và tăng cảm giác đau khi cố gắng mở miệng.
Tác động của việc răng khôn mọc lên nướu có thể gây viêm nướu, kèm theo vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng. Phản ứng viêm này có thể biểu hiện bằng sốt và mệt mỏi kéo dài.
Cơn đau liên tục do răng khôn có thể cản trở đáng kể chức năng nhai, dẫn đến chán ăn và có xu hướng biếng ăn. Cảm giác khó chịu khi ăn uống làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, khiến bệnh nhân khó tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng.
Bên trên bạn đã biết được các dấu hiệu mọc răng khôn điển hình rồi. Vậy răng khôn mọc khi nào cần nhổ?
Có thể nói, trường hợp nào mọc răng khôn phải nhổ là mối quan tâm của nhiều người, nhất là khi tình trạng này gây quá nhiều đau đớn trong thời gian dài. Lý do nhổ răng khôn là do răng mọc ở các vị trí không thuận lợi, khi xương hàm đã hết chỗ. Cả khi răng khôn đã mọc ra nhưng do nằm quá sâu mà việc vệ sinh khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu, sâu răng thì việc loại bỏ cũng cần thiết.
Cụ thể, các trường hợp sau nha sĩ sẽ xem xét khuyên bệnh nhân nên nhổ răng khôn sớm:
Khi răng khôn mọc lệch lạc, chúng có thể xô vào các răng lân cận, gây đau đớn, nhiễm trùng và u nang tái phát. Việc loại bỏ răng khôn trong trường hợp này là cần thiết để giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.
Răng khôn mọc cạnh các răng liền kề có khe giắt thức ăn, khiến thức ăn tích tụ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bác sĩ nha khoa đánh giá điều này có nguy cơ ảnh hưởng trong tương lai thì việc nhổ răng khôn có thể được khuyến khích để ngăn ngừa.
Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng thiếu răng đối diện, chúng có thể dài ra và gây đau cho nướu hoặc gây nhồi nhét thức ăn thì việc loại bỏ răng khôn là cần thiết để giảm bớt sự khó chịu và duy trì sức khỏe răng miệng.
Trường hợp răng khôn bị viêm nha chu hoặc sâu răng thì cần phải nhổ bỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Răng khôn có thể góp phần gây ra các bệnh lý toàn thân trong một số trường hợp, cần phải nhổ bỏ để giảm thiểu rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.
Mặc dù việc nhổ răng khôn thường là cần thiết nhưng những bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính (tim mạch, đái tháo đường, rối loạn cầm máu) hoặc những người có răng khôn liên quan đến các cấu trúc răng quan trọng có thể lựa chọn giữ lại chúng. Trong những trường hợp như vậy, nha sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về cách vệ sinh và chăm sóc đúng cách để giảm thiểu các biến chứng.
Khi có chỉ định nhổ răng, bệnh nhân nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ nhổ răng có tay nghề cao. Kiểm tra toàn diện bằng chụp X-quang trước khi nhổ răng là điều cần thiết để tránh các biến chứng, đặc biệt trong những trường hợp phức tạp như mọc ngang, mọc nghiêng, mọc ngược.
Tóm lại, nhận biết các dấu hiệu mọc răng khôn để xử lý hiệu quả là rất cần thiết do sự xuất hiện của răng khôn kéo theo nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy người. Nếu răng khôn khiến bạn đau đớn, khó chịu, hãy đi khám nha sĩ để được đánh giá cụ thể tình trạng răng khôn, từ đó nha sĩ sẽ đưa ra các khuyến nghị phù hợp về việc có nhổ bỏ hay không.
Xem thêm: Mọc răng khôn hàm dưới khi nào cần nhổ?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.