Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Một số triệu chứng lao phổi tái phát bạn cần hiểu rõ

Ngày 28/02/2022
Kích thước chữ

Bệnh lao phổi có thể chữa trị dứt điểm những cũng có nguy cơ tái phát khá cao. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo bài viết dưới đây để biết được một số triệu chứng của bệnh lao phổi tái phát để có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh nhân bị lao sau khi hoàn thành điều trị, xét nghiệm, kiểm tra không còn vi khuẩn lao trong đờm, nhưng nếu xuất hiện các biểu hiện của lao như sốt, ho, đau ngực, khó thở…thì có thể đã bị lao phổi tái phát.

Định nghĩa lao phổi tái phát

Bệnh lao phổi tái phát được có nghĩa là chẩn đoán đợt bệnh lao tiếp theo sau khi điều trị xong hoặc khỏi bệnh khi kết thúc đợt điều trị gần đây nhất. Bệnh lao tái phát xảy ra sau khi đợt bệnh thứ nhất được xem như là đã được chữa khỏi về mặt lâm sàng.

Theo hướng dẫn của WHO, chữa khỏi có nghĩa là phết tế bào và cấy các chất dịch đờm âm tính từ tháng điều trị cuối cùng, vào ít nhất một lần trước đó.

Triệu chứng bệnh lao phổi tái phát

Các triệu chứng của bệnh lao phổi tái phát đã được báo cáo là khác nhau về triệu chứng lâm sàng, bản chụp X quang và khó có thể phân biệt được về mặt lâm sàng so với bệnh lao nguyên phát. 

Nhìn chung, các triệu chứng lao phổi tái phát thường kéo dài từ từ và có thể thay đổi từ vài tuần tới vài tháng. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ và bệnh nhân đồng nhiễm HIV, bệnh thường bộc phát cấp tính hơn. Các triệu chứng điển hình của lao và lao phổi tái phát thường là sốt, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân và ho kéo dài không dứt được coi là triệu chứng phổ biến nhất, được ghi nhận trên khoảng 95% bệnh nhân mắc lao.

Một số triệu chứng lao phổi tái phát bạn cần hiểu rõ Bệnh nhân bị lao phổi tái phát sẽ có một số triệu chứng giống với bệnh lao thông thường

Bệnh nhân mắc bệnh phổi thể hang, đồng nghĩa với lao tái phát, thường có biểu hiện là ho mãn tính, kèm theo sốt, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân, ho có thể có đờm hoặc không đờm. Bệnh nhân tiết ra đờm có thể chỉ là dịch nhầy hoặc ho ra máu nặng. Các triệu chứng khác còn bao gồm đau ngực, khó thở. Phương pháp chụp X-quang phổi đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhân âm tính với phết tế bào đờm.

Lao phổi tái phát là tình trạng bệnh nhân nhiễm lao phổi đã điều trị khỏi nhưng bị mắc trở lại. Lao phổi tái phát có thể xảy ra khi sức đề kháng người bệnh suy yếu và thường xuyên tiếp xúc với người nhiễm lao. Do đó, người bệnh lao bắt buộc tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện các biện pháp đề phòng bệnh tái phát.

Phương pháp phòng lao phổi tái phát

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát hiệu quả:

Tuân thủ điều trị

Để lao phổi không tái phát trở lại, nên phát hiện sớm nguồn lây chính trong cộng đồng và điều trị triệt để bằng các phác đồ điều trị hiệu quả trong 6 tháng. Khi điều trị, người bệnh buộc phải sử dụng thuốc đều đặn đúng và đủ theo thời gian quy định đến lúc người bệnh khỏi hoàn toàn. Sau khoảng 3 tuần được điều trị, khả năng lây bệnh sẽ giảm đi.

Trước và sau giai đoạn này, cần tránh để người bệnh tiếp xúc với người bình thường, chỉ duy nhất người thân chăm sóc bệnh nhân là ở gần người bệnh. Khi người bệnh ở nhà nên mang được cách ly trong phòng riêng, thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh. Đối với người đang điều trị lao, đã có vi khuẩn lao trong cơ thể, mà con đường lây lan của lao phổi là qua đường hô hấp, vì vậy, người bệnh khi ho, khạc đờm, hắt hơi,... đều cho ra không khí hàng nghìn hàng triệu vi khuẩn lao, những vi khuẩn này bay lơ lửng trong không khí, người bình thường hoặc người đã điều trị lao khỏi hẳn khi hít vào có thể bị nhiễm lao. Do đó, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người lao phổi là điều quan trọng nhất giúp phòng lao tái phát.

Tái khám định kỳ

Việc thường xuyên đánh giá sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh nắm được tình hình sức khỏe, khả năng bình phục bệnh của bản thân. Đồng thời, bác sĩ sẽ giúp xác định xem còn vi khuẩn lao trong cơ thể hay không, tư vấn các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát phù hợp.

Một số triệu chứng lao phổi tái phát bạn cần hiểu rõ 2 Nên thường xuyên tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khoẻ tốt nhất

Tránh tiếp xúc mang nguồn lây bệnh

Giảm thiểu tối đa tiếp xúc với người bị lao phổi là điều quan trọng nhất giúp phòng lao tái phát. Ngoài ra, trong trường hợp buộc phải tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc thường xuyên hoạt động ở nơi đông người thì buộc phải sử dụng các giải pháp phòng hộ như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc,...để bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp giảm thiểu được khả năng lây nhiễm.

Tăng cường sức đề kháng

Đối với những người đã điều trị lao phổi, thường đường hô hấp, phổi, gan,...sẽ bị tổn thương ít nhiều do quá trình điều trị trước gây ra. Vì vậy, khi quay lại với cộng đồng và sinh hoạt bình thường, dù bệnh đã được kiểm soát cũng cần phải tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhất là chú ý đến sức đề kháng của đường hô hấp để chống lại các vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào.

Một số triệu chứng lao phổi tái phát bạn cần hiểu rõ 3 Chủ động nâng cao sức đề kháng để phòng tránh vi khuẩn lây bệnh

Bệnh lao phổi tái phát không có triệu chứng đặc thù, một số triệu chứng của lao phổi tái phát có phần tương đồng với bệnh lao phổi thông thường. Do đó, khi cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào bất thường, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin